Fintech Việt Nam hiện tại khá sôi động với những ứng dụng của các công ty quốc tế và nội địa. Những công ty này nhảy vô giành giật thị phần thị trường béo bở này.

Tuy nhiên khi nói đến Fintech người ta thường nghĩ đến các ứng dụng thanh toán như Timo, Moca, Grab Pay,… mà không biết là FINTECH còn bao gồm mảng cho vay “P2P Lending”.

Trên thế giới, thị trường này đã có những bước tiến rất xa. Để hiểu rõ hơn về FINTECH Việt Nam cũng như mảng cho vay “P2P Lending” mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. FINTECH là gì?

FINTECH là viết tắt của từ “financial technology”. Fintech được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây, các phần mềm mã nguồn mở hay tiền mã hóa như Bitcoin. FINTECH nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.

Nguồn: Internet

Các công ty FINTECH thường được chia thành 2 nhóm chính như sau:

  • Nhóm 1: các công ty phục vụ người tiêu dùng. Cung cấp các công cụ kỹ thuật số nhằm nâng cao cách các cá nhân vay mượn, tài trợ vốn cho doanh nghiệp mới thành lập, quản lý tiền bạc.
  • Nhóm 2: Là các công ty thuộc dạng “bank-office”. Chuyên hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.

2. Sơ lược về Fintech Châu Á:

Fintech tại châu á đang khá phát triển. Vì đây là lục địa kinh tế mới của thế giới khi Singapore và Hàn Quốc đã tự động hóa quá trình vay vốn của doanh nghiệp, cá nhân với nhiều ứng dụng cũng như các công cụ khác nhau như Funding Societies, Ax – credit, Aspire… Tại đây các ứng dụng này tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, hệ thống CRM và sàn thương mại điện tử của khách hàng để chấm điểm tín dụng, và kết nối khách hàng tới tổ chức tài chính phù hợp nhất.

Fintech về vốn có một tiềm năng lớn thúc đẩy tạo ra cuộc cách mạng mới cho nền kinh tế Việt Nam. Khi việc tiếp cận nguồn vốn dành cho doanh nghiệp, cá nhân trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

3. Sơ lược về Fintech Việt Nam:

Fintech Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ. Vì nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, số người tiếp cận Internet ngày càng nhiều. Dân số Việt Nam gần 100 triệu người trong đó số người trẻ và am hiểu công nghệ chiếm tỷ lệ cao. Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghệ tài chính.

Từ năm 2015, các startup về Fintech Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Từ đó nó dần trở thành một tín hiệu tốt gây chú ý với cộng đồng cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biết là tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia khác trong khu vực con số này còn rất khiêm tốn. Theo một thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2017 – 2018, Singapore có khoảng hơn 490 công ty fintech. Trong khi đó, Malaysia có 196 công ty, Indonesia là 262 công ty, thuộc lĩnh vực này. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường Fintech Đông Nam Á cũng như tại Việt Nam. Vì mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho các startup và các doanh nghiệp lớn trong thời gian tới.

Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể và hiện có khoảng 120 công ty, thương hiệu đang hoạt động trong lĩnh vực này. Từ thanh toán, quản lý tài sản cho đến blockchain và tiền kỹ thuật số.

Cho vay ngang hàng hay còn gọi là P2P Lending là phân khúc lớn thứ 2 thị trường. Với hơn khoảng 20 công ty khởi nghiệp. Tiếp theo là phân khúc Blockchain – Tiền kỹ thuật số với 17 startup. Ngoài ra thị trường còn một số phân khúc khác như gọi vốn cộng đồng, nền tảng so sánh, ngân hàng số.

fintech

Nguồn: Internet

4. Vì sao FINTECH cho thị trường vốn chưa phát triển tại Việt Nam?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thị trường Fintech Việt Nam chưa phát triển được tốt. Tuy nhiên chủ yếu vì 3 lý do sau đây:

  • Cuộc cách mạng số hóa tiền mặt của Việt Nam chưa được tối ưu hóa. Điều này dẫn đến hệ thống thẩm định không có số liệu chính xác để tiến hành đánh giá khả năng kinh doanh, trả nợ của khách hàng.
  • Hệ thống 2 số sách kế toán không đồng nhất của doanh nghiệp.
  • Tâm lý ngần ngại thay đổi của chính những doanh nghiệp và cá nhân.
  • Chính sách thẩm định ngân hàng còn nhiều bất cập. Chưa nắm bắt được thay đổi của xu thế. Ví dụ chưa có sự thay đổi tính điểm khách hàng theo thị trường E-commerce.

5. DragonLend: Fintech Việt Nam giúp gọi vốn từ Ngân hàng, tổ chức tài chính:

Với sứ mệnh tạo nên một cuộc cách mạng số trong thị trường vay vốn. DragonLend – nền tảng Fintech Việt Nam được đầu tư bởi tập đoàng Fram^ Thụy Điển, luôn linh động thay đổi mình để phù hợp với thị trường Việt Nam. Nhằm góp phần tạo nên một thị trường tài chính tốt hơn dành cho doanh nghiệp và cá nhân.

Với quy trình tính điểm tín dụng chuẩn “số hóa” theo hệ thống thẩm định ngân hàng. Chỉ với 5 phút, nền tảng của chúng tôi đã thẩm định sơ bộ 77,77% hồ sơ của bạn với hơn 14 ngân hàng và tổ chức tài chính tại Việt Nam. DragonLend là cầu nối của hơn 1000 doanh nghiệp cũng như cá nhân với các ngân hàng, tổ chức tài chính hàng đầu Việt Nam. Dịch Vụ của DragonLend khá đa dạng:

Vốn cho doanh nghiệp:

  • Vay thế chấp
  • Vay tín chấp
  • Hạn mức tín dụng doanh nghiệp & các sản phẩm khác

Vốn cho Cá nhân:

  • Vay thế chấp
  • Vay tín chấp
  • Thẻ tín dụng cá nhân & các sản phẩm khác

DragonLend giúp khách hàng nhận được nguồn vốn bằng cách dựa vào thông tin khách hàng cung cấp. Sau đó chúng tôi tư vấn miễn phí, đánh giá và tìm kiếm cho khách hàng đối tác tài chính có thể cung cấp nguồn vốn phù hợp. Đồng thời hỗ trợ khách hàng trong quá trình nộp hồ sơ vay.

>> Xem thêm: Vay Vốn kinh Doanh Và Những Sai Lầm Cùng Bất Cập Thường Vướng Phải