Thành lập công ty – hiện thực  ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để làm được điều này bạn cần chuẩn bị gì?

Bài viết dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong bạn cần biết và thực hiện trước khi chính thức hoạt động kinh doanh.

1. Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty: 

Chủ thể muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

  • Có CMND, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp vi dụ như: Công chức, viên chức…

2. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư:

Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.

thanh-lap-cong-ty-va-nhung-dieu-can-biet-1

Nguồn: Internet

3. Loại hình doanh nghiệp:

Hiện tại ở Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất. Cho nên bạn cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Một cá nhân làm chủ. Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao.
  • Công ty TNHH một thành viên:  là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ. Có thể thuê, mướn đại diện pháp luật.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân hoặc tổ chức không quá 50 cá nhân, tổ chức.
  • Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên.

Để có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp bạn cần dựa vào người tham gia góp vốn, cũng như tình hình thực tế của công ty mình.

Các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.

4. Đặt tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu. Phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Để tránh trùng lắp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn, tên có 3 – 4 chữ. Hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái, có thể ghép bằng tiếng Anh.

5. Ngành nghề kinh doanh:

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh. Các Tư vấn viên sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn.

6. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty:

Giấy tờ tuỳ thân:

CMND, hộ chiếu, căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.

Hồ sơ đăng ký:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
  • Điều lệ Công ty.
  • Danh sách thành viên, cổ đông.
  • Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt.
thanh-lap-cong-ty-va-nhung-dieu-can-biet-2

Nguồn: Internet

7. Thủ tục – Quy trình thành lập công ty:

  • Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân trong mục A và B đã trình bày
  • Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Đăng bố cáo + Khắc dấu tại Sở KH&ĐT
  • Đăng ký mua chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử)
  • Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế
  • Thông báo phát hành hóa đơn
  • Mở tài khoản ngân hàng

Tổng thời gian cho việc xin giấy phép đến bước có thể xuất hóa đơn cho khách hàng mất khoảng 15 đến 25 ngày làm việc.

8. Một vài vấn đề cần lưu ý sau khi thành lập công ty:

  • Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty.
  • Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
  • Báo cáo thuế hàng tháng, quý.
  • Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần.
  • Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần.
  • Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm / lần, chậm nhất vào ngày 30/01.

9. DragonLend: chuyên gia tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tại Việt Nam có hơn 80 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khó để có được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi mà thị trường còn bị giới hạn bởi các điều khoản cho vay và thông tin bất cân xứng.

Mục tiêu của DragonLend – thành viên của tập đoàn Fram^ Thuỵ Điển là hỗ trợ các SME nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần để phát triển dựa trên hệ thống thông tin chúng tôi thu thập từ các ngân hàng và nền tảng công nghệ xử lý hồ sơ nhanh chóng.

Chúng tôi đánh giá hồ sơ tín dụng của bạn một cách nhanh chóng rồi kết nối bạn với chuyên gia tài chính để hỗ trợ bạn  xuyên suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ và thẩm định. Vì vậy quá trình nhận vốn trở nên nhanh chóng, đơn giản và tỷ lệ nhận vốn thành công cao.

DragonLend là nền tảng trực tuyến vay vốn. Khách hàng gửi thông tin cho chúng tôi sẽ được nhanh chóng đánh giá hồ sơ và kết nối tới nguồn cung cấp tài chính phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Cho Vay Tiền Mặt, Những Hình Thức Nào Phổ Biến Hiện Nay?