Doanh nghiệp của bạn vừa đạt được bước phát triển vượt bậc đầu tiên? Thật là một điều đáng mừng! Nhưng đừng trở nên chủ quan vì rất có thể sau đó bạn sẽ mắc phải sai lầm.

Phát triển từ một công ty khởi nghiệp hoặc công ty tầm trung thành một công ty với quy mô lớn hơn là một quá trình chuyển đổi đầy thách thức. Ngay cả những giám đốc điều hành giàu kinh nghiệm cũng mắc phải sai lầm khi mở rộng quy mô. Tuy nhiên, vượt qua các rào cản này càng nhanh thì khản năng thất bại của doanh nghiệp càng nhỏ.

Nhiều người thực hiện ước mơ của mình, lập nghiệp với ít kinh nghiệm trong tay. Nên sẽ dễ dàng mắc sai lầm hơn vì bạn không biết những sai lầm đó có thể là gì. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 lý do doanh nghiệp nhỏ thất bại sau đợt tăng trưởng đầu tiên.

1. Mở rộng quy mô quá nhanh – Sai lầm phổ biến

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp là họ mở rộng quy mô quá sớm. Sau khi có được một hoặc hai khách hàng, họ tin rằng mình đã phù hợp và có chỗ đứng trên thị trường.

Mặc dù sự phấn khích là điều dễ hiểu. Nhưng bạn thực sự phải xác định mô hình kinh doanh của mình trước khi mở rộng quy mô. Vì ngay cả khi bạn đã có nhiều hơn một hoặc hai khách hàng, bạn vẫn cần tạo được sức hút trên thị trường chính.

Một điều bạn cần nhận ra, những khách hàng đầu tiên chọn sản phẩm của bạn (dù bạn là một công ty mới trên thị trường) thường là những người thích trải nghiệm những điều mới. Nhưng sau đó, bạn cần tiếp cận số đông. Đa số hành vi người mua là rất khác nhau và khoảng cách khác biệt giữa họ có thể khó thu hẹp. Đây là điểm mà khiến hầu hết các công ty gặp khó khăn, thậm chí đi xuống hoàn toàn. Đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm phù hợp với thị trường. Và bạn biết chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai.

lý do doanh nghiệp thất bại

Nguồn: Internet

Ngoài ra, phải có sự chuẩn bị thích hợp và chiến lược cụ thể. Mở rộng quy mô đồng nghĩa với việc chi phí tăng thêm. Nhiều nhân viên hơn, nhiều cơ sở hạ tầng hơn, quy trình phức tạp hơn. Bạn đã chuẩn bị kỹ để giải quyết chúng? Nếu không, bạn sẽ phải trả giá đắt.

2. Thiếu sự tập trung và tính liên kết

Khi công ty của bạn có được nhiều sức hút hơn, các quyết định cần đưa ra càng trở nên phức tạp hơn. Áp lực này có thể khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến tiềm năng thành công và thậm chí khiến bạn lùi bước. Nhiều công ty chết vì thừa cơ hội hơn là thiếu nó. Để tránh căng thẳng quá mức và hoạt động thiếu tổ chức, bạn cần biết trọng tâm của doanh nghiệp là gì.

Đừng điên cuồng cố gắng thêm các tính năng hay cho ra nhiều sản phẩm mới khi bạn đã có được sản phẩm phù hợp với thị trường. Điều quan trọng là bạn có thể làm một việc nhất định tốt hơn bất kỳ ai khác trước khi bắt đầu tạo ra những thứ mới.

Bạn cũng cần có các mục tiêu và chỉ số phù hợp. Và những mục tiêu này cần phải rõ ràng và minh bạch đối với thành viên trong công ty. Bởi vì nếu không có sự liên kết và tập trung, tăng trưởng tuy nhanh nhưng sẽ không bền vững. Trò chuyện hàng ngày cũng là một phương pháp giúp bạn và thành viên trong công ty duy trì sự liên kết.  Đây là cuộc họp kéo dài 5-15 phút để thảo luận về chiến thuật và cập nhật thông tin trong công việc.

lý do doanh nghiệp thất bại

Nguồn: Internet

3. Tuyển dụng vội vàng, sơ sài

Tuyển dụng vội vàng chỉ vì công ty đang cần nhân lực để đáp ứng nhu cầu. Đây là sai lầm phố biến khác mà các công ty khởi nghiệp thường mắc phải. Kết quả là họ thuê phải những nhân viên không phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp. Từ quan điểm cá nhân, tầm nhìn đến cách làm việc. Các nhân viên này tạo ra những thói quen xấu và làm giảm năng suất của các nhân viên khác.

Nếu bạn muốn tuyển thêm nhân viên, bạn cần dành nhiều thời gian hơn để chọn lọc các ứng viên và đào tạo họ. Tuyển dụng nhân sự là một công việc không thể làm sơ sài. Càng cố gắng đẩy nhanh tốc độ, bạn càng dễ dàng bị trượt ra khỏi con đường.

Đừng thuê quá nhiều người (quản lý cấp trung hay chuyên gia) vì điều này làm mất đi năng lực cốt lõi của bạn. Nó cũng khiến bạn dễ bị cố gắng mở rộng quy mô ở các lĩnh vực khác quá nhanh. Một nhóm nhỏ, đầy động lực và năng suất cao sẽ tốt hơn một nhóm uể oải, tinh thần kém.

4. Không đặt mục tiêu dài hạn

Mục tiêu cung cấp định hướng và giúp bạn đi đúng hướng trong các hoạt động hàng ngày. Mặc dù hầu hết các công ty nhỏ và vừa đều đặt ra các mục tiêu ngắn hạn (hàng tháng, hàng quý, hàng năm và có thể cả mục tiêu từ 2 đến 5 năm) để đo lường sự tiến bộ của mình, họ thường không xác định được những mục tiêu dài hạn. Nếu không xác định rõ mục tiêu dài hạn, các mục tiêu ngắn hạn có thể trở nên sai lầm. Bỏ qua việc thiết lập mục tiêu dài hạn là một trong những lý do khiến doanh nghiệp thất bại.

5. Tập trung vào marketing quá ít hoặc quá muộn

Một trong những lý do nhiều doanh nghiệp thất bại là họ cho rằng tiếp thị là không cần thiết và khách hàng sẽ tự tìm thấy họ. Nhiều người tin rằng tiếp thị là một chức năng mà họ không cần quan tâm trong thời gian dài. Và họ hầu như luôn sử dụng nó như một phương sách cuối cùng để đạt được sức hút. Suy nghĩ rằng doanh nghiệp của mình có thể tăng trưởng một cách tự nhiên là một điều ngây thơ. Và phương thức truyền miệng và tiếp thị trực tiếp không giúp bạn nhiều trong việc mở rộng quy mô.

Loại hình marketing phù hợp phụ thuộc vào doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu của bạn. Và đó phải là một lựa chọn chiến lược với KPI và ROI rõ ràng, được đo lường kỹ lưỡng.

Bạn đang gặp phải những trục trặc trên con đường đến thành công trong kinh doanh? Hãy biết rằng bạn không phải là người duy nhất trong trận chiến. DragonLend hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn tránh được những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

>> Xem thêm: Huy Động Nguồn Vốn Để Cải Thiện Dòng Tiền Thời Điểm Cuối Năm