Dòng tiền là mạch máu của mọi doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ. Dòng tiền vào và ra rất quan trọng đối với quỹ đạo ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, quản lý dòng tiền một cách hiệu quả là rất quan trọng để vận hành trơn tru các hoạt động hàng ngày, duy trì hoạt động hiệu quả, giảm tổng chi phí hoạt động và mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Dưới đây là những cách bạn có thể làm để tối ưu hoá dòng tiền của doanh nghiệp:

1. Quản lý hiệu quả các khoản phải thu để tối ưu hoá dòng tiền

Vấn đề trọng tâm của hầu hết các công ty xoay quanh việc tăng doanh thu và giảm chi phí. Cả hai đều được tính toán với mục đích tăng lợi nhuận, về giá trị cũng như tỷ suất. Tầm quan trọng của chúng là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng khác thường không được quan tâm nhiều. Đó là tính kịp thời của các khoản phải thu.

Có những lợi thế rõ ràng khi cung cấp tín dụng cho khách hàng. Nhưng cũng có trường hợp các khoản phải thu già cỗi tạo ra gánh nặng cho công ty. Mở rộng cơ hội tín dụng sẽ thiết lập lòng tin và mối quan hệ tích cực với khách hàng. Nhưng ngược lại cũng có thể dẫn đến quan hệ khách hàng căng thẳng. Và các tài khoản khác có thể bị đòn bẩy quá mức.

Một chìa khóa để quản lý các khoản phải thu là loại bỏ sự chậm trễ trong việc lập hóa đơn cho khách hàng sau khi giao hàng. Những sự chậm trễ này tiêu tốn tiền mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền. Đặt mục tiêu lập hóa đơn cho khách hàng sau khi đơn hàng được thực hiện. Nếu hiện tại phải mất 10 ngày để lập hóa đơn cho khách hàng, thì mục tiêu sẽ là thực hiện trong 5 ngày. Nếu hiện tại mất 5 ngày thì mục tiêu phải là 2 ngày. Tìm cách giảm DSO (thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng) giúp giải phóng tiền mặt bị ràng buộc trong các khoản phải thu. Có thể sử dụng số tiền này vào những dự án mang lại lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng.

tối ưu hoá dòng tiền

Nguồn: Internet

2. Lập kế hoạch và phân tích tài chính – phân tích dòng tiền

Có thể cho rằng công cụ hiệu quả và minh bạch nhất để tối ưu hóa dòng tiền là thông qua việc phân tích và lập kế hoạch tài chính. Việc này cung cấp tầm nhìn tương lai về kinh tế của một tổ chức. Nó giúp ban quản lý chuyển hướng vốn đến các sáng kiến ​​làm tăng giá trị của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nó cũng cung cấp sự minh bạch và phân tích cần thiết để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh. Đồng thời đảm bảo tổ chức của bạn ở vị trí thuận lợi nhất về mặt chiến lược, tài chính. Với thông tin minh bạch về cả hoạt động tài chính hiện tại và tương lai, các công ty có thể thực hiện một số công việc ​​quan trọng. Bao gồm:

  • Tối ưu hoá dòng tiền bằng cách kiểm tra tỷ suất lợi nhuận, nhu cầu vốn lưu động, lập kế hoạch chi tiêu vốn và lập kế hoạch cổ tức;
  • Thiết lập ROI và xác định chiến lược tối ưu để sử dụng dòng tiền và vốn lưu động;
  • Dự báo số dư vốn lưu động và thay đổi các giả định về vốn lưu động liên quan đến doanh thu và chi phí.

Trong khuôn khổ lập kế hoạch và phân tích tài chính chính xác, các công ty sẽ được hưởng lợi khi hiểu rõ tác động sau thuế của các chiến lược kinh doanh khác nhau, tạo điều kiện thúc đẩy tối ưu hóa dòng tiền và thúc đẩy các sáng kiến ​​kinh doanh trong tương lai.

tối ưu hoá dòng tiền

Nguồn: Internet

3. Xác định các hoạt động chính của doanh nghiệp

Việc phân tích các động lực chi phí sẽ rất hiệu quả trong thời điểm tài chính không chắc chắn. Việc sửa đổi một số giả định chi phí chính dựa trên điều kiện kinh tế hiện tại cũng như xem xét dự báo kinh tế có thể giúp ích cho tổ chức của bạn.

Bằng cách tập trung vào các hoạt động chính tiêu tốn nhiều thời gian nhất, nhóm quản lý của bạn sẽ có thể xác định điều gì đang thúc đẩy chi phí gián tiếp của bạn nhiều nhất. Từ đó đưa ra các quyết định phân bổ chi phí sáng suốt hơn, tối ưu hoá dòng tiền hơn. Khi các hoạt động chính được xác định, tổ chức của bạn cũng sẽ có được thông tin chi tiết có thể giúp thúc đẩy việc ra quyết định chiến lược.

Ví dụ, bạn thấy rằng đã bỏ nhiều thời gian sản xuất sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp. Biết được thông tin này trong khoảng thời gian dòng tiền bị hạn chế có thể giúp bạn hướng hoạt động sản xuất của mình tới các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao. Hoặc chuyển hướng sang các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp hơn đến doanh thu.

tối ưu hoá dòng tiền

Nguồn: Internet

4. Tối ưu hoá nguồn vốn lưu động

Trong nhiều trường hợp, tái cấp vốn là điều cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghệp của bạn cần chi tiêu nhiều hơn về mặt cơ sở vật chất, nhân lực,… để tăng trưởng. Do đó, việc thiếu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền và hạn chế hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận nguồn vốn là một thử thách đối với các DNVVN tại Việt Nam. Ngân hàng tại Việt Nam không thực sự hỗ trợ các doanh nghiệp này. Và thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải tìm đến nguồn tín dụng đen.

Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng đã thành lập với nhiều gói hỗ trợ vốn đa dạng. Một tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp bạn có thể tin tưởng đó là DragonLend. DragonLend là nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn nhanh chóng và hợp lý. Đây là thanh viên của fram^ – tập đoàn công nghệ đến từ Thuỵ Điển, được niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq First North.

DragonLend hỗ trợ các doanh nghiệp hết mình có được nguồn vốn, giúp tối ưu hoá dòng tiền của họ. Thông qua việc cung cấp nguồn vốn nhanh chóng với mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường. Liên hệ cho DragonLend nếu bạn đang cần nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng.

Chúng tôi hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tối ưu hoá dòng tiền. Đồng thời tạo điều kiện tăng trưởng doanh nghiệp của mình.

>> Xem thêm: 5 Lý Do Doanh Nghiệp Thất Bại Sau Đợt Tăng Trưởng Đầu Tiên