Điểm hoà vốn của doanh nghiệp là một chỉ số vô cùng hữu ích cho các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định đúng đắn.

Bên cạnh đó phân tích điểm hòa vốn là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Vì khi đưa ra các quyết định về sản xuất, tiêu thụ trong môi trường cạnh tranh, các nhà quản trị thường dựa vào công cụ phân tích điểm hòa vốn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu rõ hơn về điểm hoà vốn của doanh nghiệp. Hãy cùng xem qua nhé!

1. Điểm hoà vốn của doanh nghiệp là gì?

Có nhiều khái niệm khác nhau về điểm hòa vốn của doanh nghiệp, tùy theo từng các tiếp cận. Cơ bản thì có thể hiểu theo 3 cách sau đây:

  • Điểm hòa vốn là điểm mà tại tổng doanh thu = tổng chi phí
  • Điểm hòa vốn là điểm mà tại tổng lợi nhuận góp = tổng định phí
  • Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không lãi và không lỗ hay lợi nhuận = 0

Du theo bất cứ khái niệm nào thì điểm hóa vốn cũng là một “ngưỡng” quan trọng. Khi doanh nghiệp qua khỏi điểm hoà vốn đó nhà quản trị tự tin trong các quyết định kinh doanh để mau chóng tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường.

Điểm hòa vốn được xác định theo 3 tiêu chí như sau:

  • Sản lượng sản phẩm hòa vốn
  • Doanh thu tiêu thụ tại điểm hòa vốn
  • Thời gian đạt điểm hòa bốn
Điểm hoà vốn của doanh nghiệp

Nguồn: Internet

2. Phân loại các hình thức điểm hoà vốn của doanh nghiệp:

Khi xem xét điểm hòa vốn, người ta phân biệt ra hai trường hợp là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính như sau:

  • Điểm hòa vốn tài chính: 

Điểm hòa vốn tài chính là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn  này lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.

  • Điểm hòa vốn kinh tế:

Điểm hòa vốn kinh tế là điểm tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Bao gồm tổng chi phí biến đổi và chi phí cố định kinh doanh. Trong đó chưa tính đến lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp cũng bằng 0.

3. Các thuật ngữ liên quan:

Để xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp, trước tiên cần làm rõ các định nghĩa sau:

  • Chi phí cố định:

Là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo qui mô sản xuất như chi phí khấu hao, thuế và các loại chi phí chung.

  • Chi phí biến đổi:

Dùng để chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với qui mô sản lượng. Nó là khoản tiền trả cho các nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động v.v…

Điểm hoà vốn của doanh nghiệp

Nguồn: Internet

4. Công thức tính điểm hoà vốn của doanh nghiệp:

  • Xác định sản lượng hòa vốn kinh tế:

Tại điểm hòa vốn kinh tế, tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra, do đó ta có cách xác định như sau:

Trong đó:

Qh: Là sản lượng cần tiêu thụ để đạt được hòa vốn kinh tế

F: Tổng chi phí cố định kinh doanh

v: Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm

p: giá bán đơn vị sản phẩm

  • Xác định sản lượng hòa vốn tài chính: 

Trong đó:

Qht: Là sản lượng cần tiêu thụ để đạt được hòa vốn tài chính

I: chi phí lãi vay kinh doanh phải trả

5. Ý nghĩa của điểm hoà vốn doanh nghiệp:

– Thiết lập mức giá hợp lí.

– Xác định điểm hòa vốn được cân nhắc là phương pháp kiểm tra biên độ an toàn.

– Phân tích điểm hòa vốn cho biết mức độ hiệu quả đầu tư phải đạt được để lấy lại số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Khi sản lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận.

– Phân tích hòa vốn được sử dụng rộng rãi, từ giao dịch chứng khoán và giao dịch quyền chọn đến xác định ngân sách thực hiện dự án của doanh nghiệp.

6. DragonLend: đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Tại Việt Nam có hơn 80 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính. Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) rất khó để có được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Thấu hiện vấn đề này, DragonLend luôn hỗ trợ các SMEs nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần để phát triển cho công việc kinh doanh. Chúng tôi xử lý hồ sơ nhanh chóng để tìm ra đâu là ngân hàng phù hợp và kết nối cho khách hàng chỉ trong 15 phút. Chúng tôi luôn xuyên suốt theo dõi và cập nhật tình hình quá trình chuẩn bị hồ sơ và thẩm định.

> Xem thêm: 3 Cách Sử Dụng Vốn Lưu Động Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ