Sự phát triển của công nghệ mở ra tiện ích nhưng cũng tạo điều kiện cho những kẻ gian lợi dụng.

Bài viết này sẽ chia sẻ về những kẻ cho vay trực tuyến lừa đảo.

1. Rủi ro khi vay trực tuyến

Internet làm cho mọi thứ dễ dàng hơn. Bạn có thể tiện lợi thực hiện các công việc trực tuyến. Từ đặt một chiếc bánh kem đến thanh toán các hóa đơn. Nhưng mọi thứ phức tạp hơn khi nói về một khoản vay trực tuyến. Bạn sẽ cung cấp những thông tin nhạy cảm cho người mà bạn có thể không biết gì về họ. Và bạn đang nói đến một khoản tiền tương đối lớn.

Đây là hai hậu quả lớn có thể sẽ xảy ra khi bạn vay tiền trực tuyến:

  • Mất tiền: Những kẻ cho vay lừa đảo có thể dễ dàng thiết lập một vỏ bọc trông hoành tráng, hứa hẹn những điều tuyệt vời. Họ sẽ tính phí dịch vụ hay bất cứ khoản phí gì thật cao khi phê duyệt khoản vay của bạn. Nhưng bạn sẽ không nhận được những gì bạn đã trả, như họ đã hứa hẹn.
  • Phải trả quá nhiều tiền: Ngay cả khi bạn đã nhận được một khoản vay, bạn có thể sẽ phải trả rất nhiều (cả phí và lãi suất) cho một người cho vay lừa đảo. Trả nhiều hơn hàng trăm, triệu đồng so với mức ban đầu. Những người cho vay có uy tín sẽ cung cấp cho bạn nguồn vốn tương tự với mức chi phí thấp hơn.

Ngoài ra, những kẻ cho vay lừa đảo sẽ yêu cầu bạn cung cấp những giấy tờ tuỳ thân, số điện thoại, v.v. Do đó, bạn sẽ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin, danh tính và bị lợi dụng giấy tờ.

cho vay trực tuyến lừa đảo

Nguồn: Internet

2. Cách nhận diện và tránh né những kẻ cho vay trực tuyến lừa đảo

a. Người cho vay cung cấp “khoản vay không kiểm tra tín dụng”

Điểm tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đăng ký khoản vay. Với điểm tín dụng ấn tượng, bạn có thể sẽ nhận được bất kỳ hình thức vay nào. Tuy nhiên, người cho vay trực tuyến lừa đảo sẽ hứa sẽ cung cấp các khoản vay mà không cần kiểm tra điểm tín dụng.

Vì thế bạn không nên vay tiền từ những người hứa sẽ không kiểm tra hoặc không quan tâm đến việc kiểm tra điểm tín dụng của bạn. Những lời quảng cáo phổ biến mà những người cho vay tiền như vậy sử dụng để tìm mục tiêu của họ sẽ như: “Tín dụng tồi? Không thành vấn đề.”

b. Lời đề nghị cho vay đến từ những nguồn không đáng tin cậy

Các nguồn kém tin cậy như:

  • Một email ngẫu nhiên không phải là một nguồn thông tin tốt. Những kẻ lừa đảo gửi đi hàng triệu thư rác. Bạn sẽ không bao giờ biết mình đang thực sự giao dịch với ai.
  • Các cuộc gọi điện thoại không mong muốn, đặc biệt là từ một số bị chặn, cũng nổi tiếng được sử dụng trong các trò gian lận. Ngay cả khi cuộc gọi dường như bắt nguồn từ một số địa phương, người gọi có thể ở nửa vòng trái đất. Với các công cụ trực tuyến, bất kỳ ai ở bất kỳ đâu đều có thể nhận được một số điện thoại giống như tại địa phương.
  • Các nhóm trên mạng xã hội như trên Facebook. Những cái tên như “Hội vay online”, “Cho vay online đơn giản”,… là những từ khoá tiêu biểu ẩn chứa những kẻ cho vay lừa đảo.

Giao dịch với một người cho vay hợp pháp và có uy tín sẽ ngăn ngừa hầu hết các vấn đề. Luôn nghiên cứu những người cho vay mà bạn đang cân nhắc và đọc cả những đánh giá tích cực, tiêu cực. Hãy nhớ rằng mọi thứ trên internet có thể đều không đúng sự thật. Và bạn có thể đang đọc các bài đánh giá từ nhân viên hoặc những kẻ lừa đảo. An toàn nhất là vay từ một công ty cho vay mà bạn biết đến từ một nguồn mà bạn tin tưởng.

cho vay trực tuyến lừa đảo

Nguồn: Internet

c. Đề nghị phí trả trước

Những người cho vay có uy tín không yêu cầu trả trước bất kỳ chi phí nào. “Lừa đảo trả trước phí” thường được sử dụng bởi những tên trộm. Những kẻ này sẽ thuyết phục bạn trả một khoản phí để chúng xử lý hồ sơ và thực hiện yêu cầu của bạn.

Có những khoản vay hợp pháp phải trả phí để đăng ký. Nhưng đó thường là những khoản vay lớn như khoản vay mua nhà, vay vốn doanh nghiệp,.. Đó là có thể là khoản phí phải trả để kiểm tra tín dụng, thẩm định, v.v. Những khoản phí đó được giải thích rõ ràng và thường được công bố minh bạch trên các tài liệu.

Nếu bạn đang vay một khoản vay cá nhân hoặc một khoản vay vốn cho doanh nghiệp, đừng bao giờ tiếp tục nếu họ yêu cầu bạn trả trước (hoặc “tạm ứng”) phí.

d. Đảm bảo phê duyệt cho tất cả

Người cho vay không kinh doanh để mất tiền. Vì vậy họ không thể đảm bảo rằng họ sẽ cho tất cả vay. Một số người cho vay sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn những người khác. Nhưng họ vẫn cần biết thông tin tài chính của bạn để giảm thiểu mức độ rủi ro của họ.

Bạn không có lịch sử tín dụng (hoặc có nhưng xấu), thu nhập hay tài sản để thế chấp? Vậy thì làm sao người cho vay có thể chắc rằng họ sẽ lấy lại được tiền của mình? Những người cho vay chấp thuận “bất kỳ ai” thường thông minh hơn những gì bạn nghĩ. Tức là họ có thể đã tìm ra cách để kiếm được lợi nhuận cao để chấp nhận rủi ro. Có nghĩa là bạn đang phải trả rất nhiều tiền. Hoặc họ đang cố gắng ăn cắp tiền hoặc dữ liệu của bạn cho mục đích xấu.

cho vay trực tuyến lừa đảo

Nguồn: Internet

e. Không cung cấp hợp đồng rõ ràng

Các tổ chức, người cho vay uy tín đều cung cấp hợp đồng cho vay rõ ràng. Hợp đồng này sẽ liệt kê những thông tin vay, điều khoản để đảm bảo minh bạch. Nếu người cho vay không cung cấp hợp đồng, khả năng rất cao đây là cuộc giao dịch lừa đảo.

Đã có nhiều trường hợp người đi vay nhận được khoản vay. Sau đó phát hiện lãi suất cao trên trời, đến tận 70-80%. Vì vậy, khi chọn khoản vay nào, bạn cần phải có hợp đồng và đọc kỹ các nội dung về lãi suất, thời hạn điều khoản phạt,… Tránh xảy ra hậu quả xấu.

Bài viết trên đã chia sẻ những dấu hiệu về những người cho vay trực tuyến lừa đảo cũng như cách để bạn tránh được họ. Nếu bạn có nhu cầu vay vốn cho doanh nghiệp, hãy tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng. DragonLend là nền tảng vay vốn trực tuyến bạn hoàn toàn có thể tin tưởng. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để có được nguồn vốn hợp lý và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: 5 Yếu Tố Giúp Doanh Nghiệp Đăng Ký Vay Vốn Thành Công