Vốn lưu động là thuật ngữ khá phổ biến đối với những doanh nghiệp hiện nay. Nó thường quay vòng khá nhanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Hôm nay hãy cùng DragonLend tìm hiểu về vốn lưu động và vai trò của nó đối với doanh nghiệp.

1. Vốn lưu động là gì? 

Là số vốn tiền tệ ban đầu mà doanh nghiệp ứng trước để có thể phục vụ mua sắm, hình thành tài sản lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động cùng với tài sản cố định là hai yếu tố cần thiết. Để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được triển khai ổn định, không bị ngắt quãng.

Do tài sản lưu động có thời hạn sử dụng khá ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh. Hình thái biểu hiện cũng luôn thay đổi trong suốt quá trình vận hành sản xuất.

Từ vốn tiền tệ ban đầu trở thành vốn dự trữ vật tư hàng hóa -> vốn sản phẩm dở dang -> bán thành phẩm -> thành phẩm và cuối cùng trở lại hình thái vốn bằng tiền.

2. Quản lý vốn lưu động

Cần sử dụng kết hợp các chính sách và kỹ thuật cho việc quản lý vốn lưu động. Các chính sách nhằm mục đích quản lý tài sản ngắn hạn (tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải trả) và các nguồn tài chính ngắn hạn (các dòng tiền và các khoản phải thu). Chẳng hạn:

  • Quản lý tiền mặt: Xác định số dư tiền mặt cho phép doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các chi phí hàng ngày. Có thể làm giảm chi phí nắm giữ tiền mặt.
  • Quản lý hàng tồn kho: Xác định mức độ hàng tồn kho cho phép sản xuất không bị gián đoạn. Nhưng có thể làm giảm đầu tư nguyên liệu và giảm thiểu chi phí sắp xếp lại. Do đó làm tăng lưu lượng tiền mặt. Bên cạnh đó, thời gian giao hàng trong sản xuất nên được hạ thấp để giảm hàng hóa dang dở. Hàng hóa thành phẩm phải được giữ mức càng thấp càng tốt để tránh sản xuất quá mức.
  • Quản lý con nợ: Xác định chính sách tín dụng thích hợp, thu hút khách hàng.
  • Tài chính ngắn hạn: Xác định nguồn tài chính và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
von-luu-dong-1

Nguồn: Internet

3. Công thức tính vốn lưu động của doanh nghiệp

3.1 Công thức tính vốn lưu động

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục hàng ngày. Được lặp lại theo chu kỳ, lộ trình kinh doanh đã vạch sẵn. Được ghi chép cẩn thận trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong từng giai đoạn, lộ trình kinh doanh đều phát sinh nhu cầu vốn lưu động riêng. Thông qua vốn lưu động, bạn có thể xác định được doanh nghiệp của mình ứng được nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không. Cũng như mất bao nhiêu lâu để đáp ứng được nghĩa vụ đó.

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn — Nợ ngắn hạn

3.2. Công thức tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Tính tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn chính là tài sản có thể sử dụng để chuyển đổi thành tiền mặt trong 1 năm hoặc ít hơn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt. Như là các khoản phải thu, tồn kho, tiền mặt và các khoản tương đương tiền.

Tài sản ngắn hạn thường sẽ được kê khai trong bảng cân đối kế toán của công ty.

Tài sản ngắn hạn = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác

Tính nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn chính là các khoản cần phải thanh toán trong thời hạn 1 năm hoặc sớm hơn. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.

Thường trong bảng cân đối kế toán cũng sẽ kê khai các khoản trong nợ ngắn hạn và cuối cùng là tổng nợ ngắn hạn. Nếu không có, bạn có thể tự mình cộng các mục nợ ngắn hạn lại để tìm tổng nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác

4. Ý nghĩa của vốn lưu động

Tỷ lệ vốn lưu động (tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn) cho biết liệu một công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của mình hay không.

Tỷ lệ vốn luân chuyển dao động trong khoảng 1,2 cho tới 2,0 là được cho là ổn. Nếu con số này dưới 1,0 cho thấy rằng vốn hoạt động tiêu cực, tiềm ẩn các vấn đề về thanh khoản. Ngược lại nếu trên 2,0 cũng có nghĩa là công ty không sử dụng tài sản thừa hiệu quả để tạo ra doanh thu tối đa.

Nếu tài sản ngắn hạn của công ty không lớn hơn so với các khoản nợ hiện tại, chứng tỏ công ty sẽ gặp khó khăn khi trả nợ, không trả nợ đúng hạn có thể bị kiện dẫn tới phá sản.

von-luu-dong-2

Nguồn: Internet

5. Vốn lưu động ảnh hưởng tới dòng tiền của công ty

Hầu hết các dự án kêu gọi đầu tư vốn luân chuyển, làm giảm dòng tiền, tiền mặt cũng sẽ giảm nếu như tiền được thu về quá chậm, hoặc nếu doanh số giảm kéo theo sự sụt giảm các khoản phải thu. Các công ty đang sử dụng vốn lưu động không hiệu quả có thể thúc đẩy dòng tiền bằng cách tăng sức ép với nhà cung cấp và khách hàng.

6. DragonLend: Chuyên gia tài chính của mọi khách hàng

DragonLend được thành lập bởi Fram^ – một tập đoàn công nghệ Thụy Điển. Mục tiêu của DragonLend là hỗ trợ doanh nghiệp nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần để phát triển.

Khi đến với DragonLend khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí và cung cấp các giải pháp vốn và thông tin về vốn.
  • Tìm kiếm, kết nối đánh giá hồ sơ khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu và chuẩn bị hồ sơ.
  • Theo sát toàn bộ quy trình vay vốn với khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần thiết.

Bài viết trên vừa chia sẻ một vài thông tin về vốn lưu động. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ này để quản lý doanh nghiệp thật tốt.

>>> Xem thêm: Vòng Xoay Vốn Lưu Động Của Doanh Nghiệp Quan Trọng Như Thế Nào?