Bị từ chối cho vay từ ngân hàng chắc chắn là điều không vui vẻ gì đối với mọi doanh nghiệp đang vận hành và mong muốn doanh nghiệp của mình phát triển.

Đừng vội chán nản, chúng tôi sẽ cho bạn biết một tin tốt. Nhiều doanh nhân bị từ chối cho vay sau lần nộp đơn đầu tiên. Nhưng hầu hết đều tiếp tục nhận được khoản vay thành công với những lần nộp đơn sau đó. Điều quan trọng là tìm ra lý do tại sao đơn đăng ký của bạn bị từ chối, thực hiện các bước để cải thiện tình trạng tín dụng, tài chính và chọn sản phẩm cho vay phù hợp cho doanh nghiệp của bạn – Trước khi thử lại.

1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến khoản vay của bạn bị từ chối

Một khi nhân viên cho vay đã đóng dấu từ chối đơn đăng ký khoản vay của bạn, bạn không có khả năng thay đổi ý định của họ. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức cho vay sẽ sẵn sàng giải thích rõ lý do mà đơn xin vay vốn kinh doanh của bạn không đáp ứng được yêu cầu.

Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị ngân hàng từ chối cho vay:

  • Tín dụng xấu (hoặc không có lịch sử tín dụng)
  • Thu nhập không đủ hoặc không thể xác minh
  • Tỷ lệ nợ trên thu nhập cao
  • Thiếu tài sản thế chấp
  • Các vấn đề khác. Đôi khi đơn xin vay của bạn sẽ bị từ chối vì những lý do ít rõ ràng hơn. Ví dụ: nộp không đầy đủ hồ sơ hoặc người cho vay cho rằng thời gian cư trú là quá ngắn.

Hiểu được lý do tại sao bạn bị từ chối sẽ rất quan trọng khi bạn muốn đăng ký lại thành công trong tương lai. Và câu trả lời có thể không rõ ràng như bạn nghĩ.

bị từ chối cho vay

Nguồn: Internet

2. Kiểm tra hồ sơ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của bạn

Bạn đã từng mua một ngôi nhà hoặc một chiếc ô tô? Nếy vậy, bạn có thể đã rất quen thuộc với điểm tín dụng cá nhân của mình và tác động của nó đến khả năng tiếp cận tài chính của bạn. Nhưng bạn có biết rằng là một chủ doanh nghiệp nhỏ, điểm tín dụng cá nhân đó cũng ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tiếp cận khoản vay của doanh nghiệp nhỏ của bạn?

Đó là lý do tại sao khi bị từ chối cho vay kinh doanh, một trong những bước đầu tiên nên làm là kiểm tra báo cáo tín dụng cá nhân. Sau đó xem có bất kỳ sự khác biệt nào hoặc những rắc rối tài chính bị lãng quên nào góp phần vào việc bị từ chối hay không.

Cùng với tín dụng cá nhân, doanh nghiệp của bạn cũng có báo cáo và điểm số tín dụng riêng. Những yếu tố này sẽ trở thành tiêu chí của người cho vay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, thách thức của báo cáo tín dụng kinh doanh thường bắt nguồn từ việc thiếu tín dụng. Đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn còn mới hoặc chưa bao giờ đi vay trước đây.

Bạn có thể kiểm tra hồ sơ tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp mình trên cic.org.vn. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ sai sót nào trên báo cáo tín dụng của mình, hãy liên hệ với đại lý để được sửa chữa thông tin ngay lập tức. Bạn sẽ không muốn bất kỳ một sai sót nào ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của mình.

bị từ chối cho vay

Nguồn: Internet

3. Xem xét và cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

Điểm tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của bạn thường sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình quyết định của người cho vay. Nhưng tài chính nội bộ của doanh nghiệp bạn cũng sẽ được xem xét. Đặc biệt là sức mạnh của doanh thu hàng năm, dòng tiền và tiết kiệm kinh doanh. Những người cho vay muốn thấy các yếu tố kinh doanh tích cực của doanh nghiệp bạn. Như là dòng tiền mạnh và thu nhập tăng, trước khi họ xem xét gia hạn khoản vay. Đây có thể là một thách thức khác đối với các doanh nghiệp mới.

Xem xét khách quan các yếu tố này theo quan điểm của người cho vay có thể giúp bạn xác định những bước bạn có thể thực hiện để cải thiện tình hình tài chính của mình.

Cách tốt nhất để làm điều này? Hãy nhìn vào hệ số khả năng trả nợ (DSCR) của doanh nghiệpChỉ số đơn giản này là công cụ mà người cho vay sử dụng để xác định xem liệu doanh nghiệp của bạn có đủ dòng tiền cần thiết để thanh toán khoản vay một cách nhất quán và đúng hạn hay không.

Và nếu bạn không có đầy đủ tài liệu dẫn đến việc bị từ chối cho vay kinh doanh?. Hãy đảm bảo rằng bạn có tất cả các thủ tục giấy tờ cho đơn xin vay tiếp theo.

bị từ chối cho vay

Nguồn: Internet

4. Xem xét các tổ chức cho vay thay thế.

Có sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn của các ngân hàng hàng khác nhau. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi không thực hiện thay đổi lớn đối với tín dụng hoặc tình hình tài chính của bạn, bạn vẫn có thể nhận được một khoản vay kinh doanh nếu bạn khám phá ra các lựa chọn về ngân hàng phù hợp với mình.

Ngoài ra, hiện nay ngân hàng không phải lựa chọn duy nhất để bạn huy động vốn. Có nhiều công ty xuất hiện để hỗ trợ đặc biệt cho các DNVVN. Các công ty như vậy sẽ thấu hiểu tình hình của DNVVN. Và họ tạo điều kiện để các DNVVN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Một trong số công ty đi đầu về lĩnh vực này đó là DragonLend. DragonLend đã giúp đỡ hơn 1000 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn trong vòng 2 năm thành lập. Nếu bạn đang cần vay vốn kinh doanh thì có thể tìm hiểu và liên hệ tới DragonLend.

5. Cẩn thận hơn cho lần đăng ký vay tiếp theo

Ngoài những thách thức nêu trên, có những sai lầm hoặc sơ suất đơn giản trong đơn xin vay vốn kinh doanh có thể là lý do khiến bạn bị từ chối.

Bạn đã có tất cả các tài liệu phù hợp? Bạn đã kiểm tra ba lần thông tin của mình? Bạn đã kiểm tra mọi khía cạnh khác của biểu mẫu đăng ký để xem có chính xác không? Bảng cân đối kế toán và báo cáo lãi lỗ của bạn có khớp với báo cáo ngân hàng kinh doanh và tài liệu thuế mà bạn đã cung cấp không?

Hãy kiểm tra mọi thứ cẩn thận để không tốn thời gian cho lần vay tiếp theo. Ngoài ra, đừng đăng ký một khoản vay khác ngay lập tức sau khi bị từ chối. Quá nhiều câu hỏi khó trong báo cáo tín dụng của bạn có thể làm giảm điểm của bạn. Nó khiến việc nhận được sự chấp thuận từ người cho vay khó hơn.

Mặc dù bị từ chối cho vay là điều bực bội, nhưng nó không phải là vấn đề lâu dài. Hãy dành một chút thời gian để cải thiện điểm tín dụng của bạn, giảm nợ và tiết kiệm khoản trả trước lớn hơn, để bạn sẵn sàng vào lần đăng ký tiếp theo.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn nhận được khoản vay vốn thành công.

>> Xem thêm: Điều Kiện Vay Tín Chấp Cơ Bản Mà Mọi Doanh Nghiệp Cần Biết

                  Bị từ chối cho vay từ ngân hàng chắc chắn là điều không vui vẻ gì đối với mọi doanh nghiệp đang vận hành và mong muốn doanh nghiệp của mình phát triển.

                  Đừng vội chán nản, chúng tôi sẽ cho bạn biết một tin tốt. Nhiều doanh nhân bị từ chối cho vay sau lần nộp đơn đầu tiên. Nhưng hầu hết đều tiếp tục nhận được khoản vay thành công với những lần nộp đơn sau đó. Điều quan trọng là tìm ra lý do tại sao đơn đăng ký của bạn bị từ chối, thực hiện các bước để cải thiện tình trạng tín dụng, tài chính và chọn sản phẩm cho vay phù hợp cho doanh nghiệp của bạn – Trước khi thử lại.

                  1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến khoản vay của bạn bị từ chối

                  Một khi nhân viên cho vay đã đóng dấu từ chối đơn đăng ký khoản vay của bạn, bạn không có khả năng thay đổi ý định của họ. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức cho vay sẽ sẵn sàng giải thích rõ lý do mà đơn xin vay vốn kinh doanh của bạn không đáp ứng được yêu cầu.

                  Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị ngân hàng từ chối cho vay:

                  • Tín dụng xấu (hoặc không có lịch sử tín dụng)
                  • Thu nhập không đủ hoặc không thể xác minh
                  • Tỷ lệ nợ trên thu nhập cao
                  • Thiếu tài sản thế chấp
                  • Các vấn đề khác. Đôi khi đơn xin vay của bạn sẽ bị từ chối vì những lý do ít rõ ràng hơn. Ví dụ: nộp không đầy đủ hồ sơ hoặc người cho vay cho rằng thời gian cư trú là quá ngắn.

                  Hiểu được lý do tại sao bạn bị từ chối sẽ rất quan trọng khi bạn muốn đăng ký lại thành công trong tương lai. Và câu trả lời có thể không rõ ràng như bạn nghĩ.

                  bị từ chối cho vay

                  Nguồn: Internet

                  2. Kiểm tra hồ sơ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của bạn

                  Bạn đã từng mua một ngôi nhà hoặc một chiếc ô tô? Nếy vậy, bạn có thể đã rất quen thuộc với điểm tín dụng cá nhân của mình và tác động của nó đến khả năng tiếp cận tài chính của bạn. Nhưng bạn có biết rằng là một chủ doanh nghiệp nhỏ, điểm tín dụng cá nhân đó cũng ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tiếp cận khoản vay của doanh nghiệp nhỏ của bạn?

                  Đó là lý do tại sao khi bị từ chối cho vay kinh doanh, một trong những bước đầu tiên nên làm là kiểm tra báo cáo tín dụng cá nhân. Sau đó xem có bất kỳ sự khác biệt nào hoặc những rắc rối tài chính bị lãng quên nào góp phần vào việc bị từ chối hay không.

                  Cùng với tín dụng cá nhân, doanh nghiệp của bạn cũng có báo cáo và điểm số tín dụng riêng. Những yếu tố này sẽ trở thành tiêu chí của người cho vay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, thách thức của báo cáo tín dụng kinh doanh thường bắt nguồn từ việc thiếu tín dụng. Đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn còn mới hoặc chưa bao giờ đi vay trước đây.

                  Bạn có thể kiểm tra hồ sơ tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp mình trên cic.org.vn. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ sai sót nào trên báo cáo tín dụng của mình, hãy liên hệ với đại lý để được sửa chữa thông tin ngay lập tức. Bạn sẽ không muốn bất kỳ một sai sót nào ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của mình.

                  bị từ chối cho vay

                  Nguồn: Internet

                  3. Xem xét và cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

                  Điểm tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của bạn thường sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình quyết định của người cho vay. Nhưng tài chính nội bộ của doanh nghiệp bạn cũng sẽ được xem xét. Đặc biệt là sức mạnh của doanh thu hàng năm, dòng tiền và tiết kiệm kinh doanh. Những người cho vay muốn thấy các yếu tố kinh doanh tích cực của doanh nghiệp bạn. Như là dòng tiền mạnh và thu nhập tăng, trước khi họ xem xét gia hạn khoản vay. Đây có thể là một thách thức khác đối với các doanh nghiệp mới.

                  Xem xét khách quan các yếu tố này theo quan điểm của người cho vay có thể giúp bạn xác định những bước bạn có thể thực hiện để cải thiện tình hình tài chính của mình.

                  Cách tốt nhất để làm điều này? Hãy nhìn vào hệ số khả năng trả nợ (DSCR) của doanh nghiệpChỉ số đơn giản này là công cụ mà người cho vay sử dụng để xác định xem liệu doanh nghiệp của bạn có đủ dòng tiền cần thiết để thanh toán khoản vay một cách nhất quán và đúng hạn hay không.

                  Và nếu bạn không có đầy đủ tài liệu dẫn đến việc bị từ chối cho vay kinh doanh?. Hãy đảm bảo rằng bạn có tất cả các thủ tục giấy tờ cho đơn xin vay tiếp theo.

                  bị từ chối cho vay

                  Nguồn: Internet

                  4. Xem xét các tổ chức cho vay thay thế.

                  Có sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn của các ngân hàng hàng khác nhau. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi không thực hiện thay đổi lớn đối với tín dụng hoặc tình hình tài chính của bạn, bạn vẫn có thể nhận được một khoản vay kinh doanh nếu bạn khám phá ra các lựa chọn về ngân hàng phù hợp với mình.

                  Ngoài ra, hiện nay ngân hàng không phải lựa chọn duy nhất để bạn huy động vốn. Có nhiều công ty xuất hiện để hỗ trợ đặc biệt cho các DNVVN. Các công ty như vậy sẽ thấu hiểu tình hình của DNVVN. Và họ tạo điều kiện để các DNVVN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Một trong số công ty đi đầu về lĩnh vực này đó là DragonLend. DragonLend đã giúp đỡ hơn 1000 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn trong vòng 2 năm thành lập. Nếu bạn đang cần vay vốn kinh doanh thì có thể tìm hiểu và liên hệ tới DragonLend.

                  5. Cẩn thận hơn cho lần đăng ký vay tiếp theo

                  Ngoài những thách thức nêu trên, có những sai lầm hoặc sơ suất đơn giản trong đơn xin vay vốn kinh doanh có thể là lý do khiến bạn bị từ chối.

                  Bạn đã có tất cả các tài liệu phù hợp? Bạn đã kiểm tra ba lần thông tin của mình? Bạn đã kiểm tra mọi khía cạnh khác của biểu mẫu đăng ký để xem có chính xác không? Bảng cân đối kế toán và báo cáo lãi lỗ của bạn có khớp với báo cáo ngân hàng kinh doanh và tài liệu thuế mà bạn đã cung cấp không?

                  Hãy kiểm tra mọi thứ cẩn thận để không tốn thời gian cho lần vay tiếp theo. Ngoài ra, đừng đăng ký một khoản vay khác ngay lập tức sau khi bị từ chối. Quá nhiều câu hỏi khó trong báo cáo tín dụng của bạn có thể làm giảm điểm của bạn. Nó khiến việc nhận được sự chấp thuận từ người cho vay khó hơn.

                  Mặc dù bị từ chối cho vay là điều bực bội, nhưng nó không phải là vấn đề lâu dài. Hãy dành một chút thời gian để cải thiện điểm tín dụng của bạn, giảm nợ và tiết kiệm khoản trả trước lớn hơn, để bạn sẵn sàng vào lần đăng ký tiếp theo.

                  Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn nhận được khoản vay vốn thành công.

                  >> Xem thêm: Điều Kiện Vay Tín Chấp Cơ Bản Mà Mọi Doanh Nghiệp Cần Biết