Chắc ai cũng từng nghe về “nợ xấu”, có rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng từ chối cho vay vì lý do khách hàng có nợ xấu.

Vậy về bản chất, nợ xấu là gì? Có trường hợp nào mà ngay cả khi có nợ xấu bạn vẫn sẽ được vay vốn không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả những vấn đề thắc mắc của bạn về nợ xấu.

I. NỢ XẤU LÀ GÌ?

Về cơ bản, nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi được hiểu như các khoản nợ dưới chuẩn, thời gian trả nợ quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ. Người đi vay (cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả khoản vay mượn cho người vay khi đã đến hạn thanh toán cam kết trong hợp đồng tín dụng thì nợ xấu sẽ tự phát sinh. Người đó cũng đồng thời gặp khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.  

Nợ xấu ngân hàng là những khoản nợ bị quá hạn trả lãi và gốc lớn hơn 90 ngày. Đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nợ xấu

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

II. CÁC NHÓM NỢ XẤU TIÊU CHUẨN TỪ CIC

CIC là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam. CIC sẽ chịu trách nhiệm: 

  • Thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
  • Thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật. 
  • Quản lý các thông tin người vay qua sự cung cấp thông tin của các ngân hàng.
  • Tập hợp các thông tin thành cơ sở dữ liệu để phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.

Trên hệ thống CIC sẽ xuất hiện các nhóm nợ xấu sau: 

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 

  • Các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Quá hạn dưới 10 ngày, nợ vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn, nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%. 

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

  • Các khoản nợ quá hạn từ ngày thứ 11 đến ngày 90. 
  • Các khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu. 

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ quá hạn từ ngày thứ 91 đến ngày 180.
  • Các khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu. Không gồm các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn đã được phân vào nhóm 2 trước đó. 
  • Các khoản nợ miễn hay giảm lãi vì khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ như trong hợp đồng. 

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 

  • Các khoản nợ quá hạn từ ngày thứ 181 đến ngày 360.
  • Các khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu dưới 90 ngày.
  • Các khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần thứ hai. 

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Các khoản nợ quá hạn từ ngày thứ 361 trở lên.
  • Các khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên.
  • Các khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần thứ 2 với thời hạn quy định.
  • Các khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần thứ 3 trở lên. 

III. LÝ DO PHÁT SINH NỢ XẤU

Lý do cơ bản nhất chính là việc bạn trả chậm hoặc không thanh toán tiền vay, từ vài tháng liên tục trở lên. Tài sản thế chấp bị xử lý do mất khả năng thanh toán khoản nợ cũng được tính là nợ xấu. 

Dưới đây là một số trường hợp dẫn đến việc phát sinh nợ xấu thường gặp:

  • Lấy danh nghĩa của bản thân hoặc đứng ra bảo lãnh vay vốn dùm người khác nhưng người vay chính lại không chi trả khoản vay.
  • Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác.
  • Đi vay nhưng không chấp nhận mức lãi suất của ngân hàng nên cố ý không trả nợ.
  • Sử dụng thẻ tín dụng mà không kiểm soát được và mất khả năng thanh toán.
  • Mua trả góp ở các siêu thị, cửa hàng nhưng không trả tiền đúng hạn và đầy đủ theo cam kết trong hợp đồng. 
  • Mất điện thoại, mất thông tin và ngân hàng không liên lạc được.
  • Công tác xa không thanh toán kịp khoản nợ khi đến kỳ hạn.
  • Những trường hợp khách hàng có sự cố khách quan: bệnh tật, tai nạn, ma chay… 

IV. CÁCH XOÁ NỢ XẤU

1. Nợ xấu do nhầm lẫn từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu của bạn tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC theo 2 địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 

Bước 2: Khi nhận được thông báo sai về tình trạng nợ xấu, bạn nên gửi công văn đến các ngân hàng hoặc CIC để kiểm tra xác minh các thông tin. 

2. Nợ xấu do khách hàng 

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu của bạn tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC theo 2 địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 
  • Bước 2: Thanh toán toàn bộ cả tiền gốc lẫn phạt lãi tại ngân hàng bạn đang vay nợ. Sau khi thanh toán nên giữ lại toàn bộ giấy tờ liên quan để đối chứng sau này. 
  • Bước 3: Đến CIC và kiểm tra lại khoản nợ xấu của mình đã được xóa hay chưa. Lưu ý rằng: Thời gian xóa nợ đối với nhóm 2 sẽ được lưu trữ trong vòng 12 tháng. Trong khi đó, nợ xấu nhóm 3, 4, 5 sẽ được lưu giữ trong vòng 5 năm.

V. BỊ NỢ XẤU CÓ ĐƯỢC VAY VỐN KHÔNG?

Khi vay vốn, thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay của bạn sẽ được ngân hàng và các tổ chức tài chính liên tục cập nhật. Vì thế bạn không thể khai rằng mình không có nợ xấu nếu trên thực tế là có.  

  • Với nợ xấu nhóm 1: Căn cứ vào mức độ trả quá hạn của khách hàng. Nếu như việc thanh toán chậm xảy ra liên tục thì sẽ đánh giá khả năng thanh toán không tốt, có thể rơi vào nhóm 2.
  • Với nợ xấu nhóm 2: Hiện nay, không một ngân hàng nào có thể hỗ trợ tài chính và chỉ có có những công ty tín dụng mới cho vay, ví dụ như FE Credit, Prudential Finance… Nhưng còn tùy thuộc vào lý do thanh toán chậm trước đây là gì và phương án có thể thanh toán sắp tới để xét duyệt thêm. 
  • Với nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5: mọi ngân hàng và công ty tài chính đều từ chối cho vay.
  • Bạn chỉ có thể tiếp tục vay vốn nếu như có nhu cầu trong thời hạn 2 năm sau.
Nợ xấu

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

VI. DragonLend – CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN LUÔN SẴN SÀNG BÊN BẠN

Mục tiêu của DragonLend là hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần. Dựa trên hệ thống thông tin, chúng tôi thu thập từ các ngân hàng và nền tảng công nghệ xử lý hồ sơ nhanh chóng. 

Khi đến với DragonLend bạn sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí và cung cấp các giải pháp vốn và thông tin về vốn
  • Tìm kiếm, kết nối, đánh giá hồ sơ khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu và chuẩn bị hồ sơ
  • Theo sát toàn bộ quy trình vay vốn với khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần thiết. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc vay vốn, ngần ngại gì mà không liên lạc ngay với chúng tôi. 

>>> Xem thêm: Vay Thế Chấp Sổ Đỏ Có Dễ Dàng Hay Không?