Loại hình doanh nghiệp là hình thức doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế hiện nay.

Tùy vào nhu cầu của cá nhân hoặc tổ chức muốn khởi nghiệp, kinh doanh, buôn bán cũng như số vốn mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.

1. Các loại hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam 

a. Loại hình doanh nghiệp tư nhân

Định nghĩa

  • Chủ sở hữu duy nhất là một cá nhân.
  • Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh thay mình.
  • Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và quyền phát hành các loại hóa đơn.
  • Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.

Ưu điểm 

  • Vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh đều do người này hoàn toàn quyết định.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo sự tin tưởng cho đối tác. Ít chịu sự ràng buộc bởi pháp luật so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm 

  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh kể cả khi thuê người khác làm Giám đốc.
các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Nguồn: Internet

b. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Định nghĩa

  • Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
  • Công ty và chủ sở hữu công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Công ty là pháp nhân, chủ sở hữu là thể nhân với quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
  • Không có quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Là doanh nghiệp, trong đó:
    • Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty);
    • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân.
  • Không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

  • Là doanh nghiệp, trong đó:
    • Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
    • Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có tư cách pháp nhân.
  • Không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm 

  • Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào.
  • Số lượng thành viên không nhiều và tin cậy nhau nên việc điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Nhờ chế độ chuyển nhượng vốn mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên.

Nhược điểm

  • Chế độ trách nhiệm hữu hạn khiến uy tín bị ảnh hưởng trước các đối tác.
  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Hạn chế trong việc huy động vốn vì không có quyền phát hành cổ phiếu.

c. Công ty cổ phần

Định nghĩa

  • Là dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu.
  • Cổ phần là những phần được chia nhỏ bằng nhau từ vốn của công ty.
  • Cổ phần được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Ưu điểm 

  • Nhà đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
  • Từ việc huy động vốn cổ phần mà quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng.
  • Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
  • Do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu mà việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao.

Nhược điểm 

  • Mức thuế tương đối cao;
  • Chi phí thành lập doanh nghiệp tốn kém;
  • Do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông mà khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế.
  • Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh không dễ do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty.

d. Công ty hợp danh 

Định nghĩa

  • Là loại hình doanh nghiệp mà trong đó:
    • Chủ sở hữu chung có ít nhất 2 thành viên.
    • Thành viên hợp danh cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài thành viên hợp danh thì có thể có thêm thành viên góp vốn;
    • Thành viên là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
    • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Ưu điểm 

  • Là loại hình công ty đối nhân. Có thể kết hợp được uy tín cá nhân của các thành viên để tạo dựng hình ảnh cho công ty.
  • Do liên đới chịu trách nhiệm không thời hạn nên tạo được sự tin cậy của các đối tác kinh doanh.
  • Số lượng các thành viên ít và tuyệt đối tin tưởng nhau mà việc điều hành công ty không quá phức tạp.

Nhược điểm 

  • Các thành viên chịu trách nhiệm không thời hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty nên mức độ rủi ro về vốn là rất cao.
các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Nguồn: Internet

2. Nên chọn loại hình kinh doanh nào tại Việt Nam

  • Mở một công ty ít rủi ro, chịu ít trách nhiệm về vấn đề tài chính nên chọn công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Với hai loại hình này, vì bị ràng buộc bởi luật pháp, hay đại hội cổ đông nên những quyết định đầu tư đưa ra sáng suốt hơn.
  • Quan tâm tới vấn đề thành viên, xem xét các loại hình kinh doanh công ty còn lại. Đưa ra những giải pháp tốt nhất cho mình, để vận hành những ý tưởng, các nhân viên một cách hiệu quả nhất.

3. Nên thành lập loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH hay công ty cổ phần

a. Về thành viên

  • Công ty TNHH: Con số này không vượt quá 50 người.
  • Công ty cổ phần: Cổ đông bắt đầu với 03 người, không quy định tối đa về con số thành viên.

b. Vốn điều lệ

  • Công ty TNHH: Vốn góp của từng thành viên được chia tỷ lệ rõ ràng.
  • Công ty cổ phần:Gọi là cổ phần vì được chia ra các phần ngang nhau.

c. Khả năng huy động vốn

  • Công ty TNHH: Xác suất huy động kém vì không có quyền tung ra cổ phần.
  • Công ty cổ phần: Có quyền phát hành cổ phần, tỷ lệ phần trăm thành công huy động vốn rất lớn.

d. Chuyển nhượng vốn

  • Công ty TNHH: Chỉ được quyền chuyển lại cho người không liên quan tới công ty khi những người có trong công ty không mua hết hay không mua.
  • Công ty cổ phần: Có thể thoải mái tự do sang nhượng. Nhưng các cổ đông bị bắt buộc phải tạm dừng trong 3 năm từ lúc gây dựng nên công ty không được liên quan tới vấn đề sang lại cổ phần, người sáng lập có quyền tự do mang cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Trong quá trình giao dịch vốn cổ đông của công ty cổ phần phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

4. DragonLend – nền tảng vay vốn cho các loại hình doanh nghiệp 

DragonLend được thành lập bởi fram^ – một tập đoàn công nghệ Thụy Điển. Chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần để phát triển, dựa trên hệ thống thông tin chúng tôi thu thập từ các ngân hàng và nền tảng công nghệ xử lý hồ sơ nhanh chóng.

Đến với DragonLend bạn sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí và cung cấp các giải pháp vốn và thông tin về vốn
  • Tìm kiếm, kết nối, đánh giá hồ sơ khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu và chuẩn bị hồ sơ
  • Theo sát toàn bộ quy trình vay vốn với khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần thiết

Để có quyết định vay hiệu quả và đúng đắn nhất, khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến khoản vay hoặc bạn có thể liên hệ Tại Đây được tư vấn miễn phí nhé!

>>> Xem thêm: Vay vốn Ngân hàng ACB và những điều cần biết.