Vay vốn kinh doanh là một trong những công việc quan trọng. Tuy nhiên, việc vay vốn ngân hàng vốn không hề đơn giản. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập.

1. Thực trạng hiện nay:

Theo báo cáo cục tổng thống kê, Hiện Việt Nam có hơn 600.000 doanh nghiệp. Trong đó khối kinh tế tư nhân có gần 500.000 doanh nghiệp. Trong năm 2018, cả nước có 131,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập. Đây là một con số với sự tăng trưởng số lượng vượt bậc.

Đa số doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ phải đối diện nhiều khó khăn, rủi ro. Với hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn. Trong đó, có đến 80% các doanh nghiệp mới thành lập không thể tồn tại quá hai năm. 

Một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Và 1/3 doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Có nhiều nguyên nhân nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ông Trần Văn Tần, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế phát biểu: phần lớn các DNVVN có hoạt động mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể. Sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ mô. Ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cho nên hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. 

Nguồn: Internet

2. Những Sai Lầm Khi Vay Vốn kinh Doanh Thường Vướng Phải:

  • Sự thiếu minh bạch của doanh nghiệp không tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng:

Theo thống  kê của VCCI, vào đến cuối năm 2018, trong tổng số 670.000 doanh ngiệp đang hoạt động. Có đến 98-99% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu tính cả trên 5 triệu đơn vị kinh doanh cá thể thì DNNVV, DN siêu nhỏ xét theo khái niệm kinh tế đạt gần 6 triệu đơn vị. Trong số gần 6 triệu đơn vị, chỉ có 2 triệu đơn vị có đăng ký. Còn lại hoạt động trong khu vực không chính thức, ít tính bạch và phi minh bạch.

  • Thiếu chuẩn bị rõ ràng về của doanh nghiệp khi đi vay vốn kinh doanh:

Phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế. Công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch…

Thiếu tài sản bảo bảm, không kinh doanh tốt hoặc không chứng minh được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong. Phương án kinh doanh để vay vốn không rõ ràng, thuyết phục…

Quy mô nhỏ, trình độ quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tính đổi mới sáng tạo còn kém…, do vậy hiệu quả đầu tư tín dụng vào những doanh nghiệp này còn chưa cao, các tổ chức tín dụng vì vậy cũng cho rằng rủi ro tín dụng cho nhóm này là tương đối lớn.

Thời gian thành lập ngắn không đáp ứng tiêu chí truyền thống của ngân hàng là phải thành lập từ 2 – 3 năm trở lên và phải đạt lợi nhuận vài năm liên tiếp…

Hoạt động sản xuất kinh doanh thường mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể, sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng. 

3. Những bất cập khác khi vay vốn kinh doanh:

  • Hạn chế từ chính quyền nhà nước:

Các thiết chế về quyền sử dụng đất chưa tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tài sản đảm bảo cho khoản vay thường là đất nông nghiệp có giá trị thấp, mà tài sản trên đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng…

  • Về phía các tổ chức tín dụng:

Trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, chưa thực sự giúp cải tiến mặt bằng chung chất lượng dịch vụ, chỉ tập trung vào giảm lãi suất.

Thủ tục vay vốn phức tạp, với nhiều quy trình. Các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp hiện nay chưa phong phú. Không có sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp

Tồn tại tâm lý phân biệt đối xử khi quyết định cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay. Hồ sơ của doanh nghiệp được chấp nhận giải ngân sẽ bị giảm nếu hồ sơ xin vay thuộc khối doanh nghiệp nhỏ và vừa so với những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp liên doanh nhà nước.

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần sự phối hợp đồng bộ 3 bên. Về về chính phủ, các tổ chức tài chính trung gian và chính bản thân doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Vay Vốn Kinh Doanh Là Gì? Cách Vay Vốn Kinh Doanh Hiệu Quả

  • Về phía Chính phủ:

Triển khai các nhiệm vụ và giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Cải thiện cơ chế chia sẻ thông tin của các bên liên quan. Bao gồm cả các cơ quan thuế, đăng ký doanh nghiệp, thông tin tín dụng ngân hàng. Giúp các ngân hàng và DNNVV chia sẻ, minh bạch thông tin; phục vụ việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm DNNVV tốt hơn.

Điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Để có thêt tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định cho các DNNVV.

  • Về phía Ngân hàng Nhà nước:

Đưa ra và thực thi các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng. Mở rộng cơ chế chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, trong việc triển khai các chương trình cho vay; Tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Từ đó cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ những khó khăn. Vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

Khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp người dân, doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.

  • Về phía Doanh nghiệp:

Cần tìm hiểu kĩ, lựa chọn gói vay phù hợp với nhu cầu: Vì các gói vay được thiết kế cho từng đối tượng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn cho mình chương trình phù hợp và ưu đãi nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lãi suất ngân hàng: Để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng tung ra những gói lãi suất thấp. Nhưng sau đó lãi suất thả nổi với mức tăng khá cao.

Thiết lập phương án kinh doanh rõ ràng, rành mạch, khả thi. Lên kế hoạch tìm hiểu quy trình vay. Cũng như thẩm định tín dụng của ngân hàng. Cuối cùng là lên kế hoạch kê khai, hạch toán thuế hợp lí, minh bạch.

DragonLend là nền tảng trực tuyến giúp kết nối SME với các ngân hàng và tổ chức tài chính chỉ trong vòng 15 phút. Khi Khách hàng gửi thông tin cho DragonLend, hồ sơ sẽ được nhanh chóng. Từ đó chúng tôi đánh giá và kết nối tới nguồn cung cấp tài chính phù hợp nhất để đề xuất cho bạn một mức lãi suất thật sự tối ưu. Vì thế việc vay vốn kinh doanh sẽ được hỗ trợ một cách dễ dàng và nhanh chóng khi bạn chọn sử dụng dịch vụ của DragonLend.