Quản lý chi tiêu cá nhân tốt sẽ giúp bạn tự chủ được tình hình tài chính của bạn thân. Từ đó bạn sẽ dễ dàng lập kế hoạch, phát triển nhiều dự án kinh doanh tốt hơn.
Để có thể lập được một kế hoạch chi tiêu cho cá nhân tốt trong thời đại công nghệ như hiện nay. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến một vài phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân thật chắc chẽ.
1. Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?
Quản lý chi tiêu cá nhân là quá trình lập kế hoạch tài chính cho bản thân. Bao gồm theo dõi, đánh giá, điều chỉnh tình trạng tài chính của cá nhân mỗi người. Quá trình này được chia theo cấp độ thời gian từ hàng ngày, hàng tuần cho đến hàng tháng và hàng năm.
Hiểu một cách đơn giản ở mức độ cơ bản nó sẽ giúp bạn nắm rõ mình đã và đang chi tiêu thế nào. Từ đó loại bỏ những khoản không cần thiết để có thể tiết kiệm nhiều hơn. Ở mức độ cao hơn đòi hỏi những kiến thức tài chính nhất định. Quản lý chi tiêu cá nhân sẽ đảm bảo các mục tiêu chi tiêu tiết kiệm trong dài hạn và giúp bạn hạn chế các rủi ro tài chính do tác động bên ngoài. Quản lý chi tiêu cá nhân bao gồm:
- Khả năng lập kế hoạch tiêu dùng
- Lên kế hoạch tiết kiệm
- Đầu tư bảo hiểm
- Đầu tư và quản lý rủi ro trong tương lai
2. Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả trong thời đại 4.0:
Để quản lý chi tiêu của bản thân tốt nhất, bạn cần có một hệ thống ghi chép chi tiết. Điều này giúp bạn theo dõi, ghi nhận các khoản thu nhập, chi phí hàng ngày. Từ bản báo cáo chi tiết này, bạn có thể điều chỉnh hành vi tiêu dùng của bản thân một cách hợp lý. Vừa không bị mua sắm dư thừa, vừa tiết kiệm cho những khoản cần dùng trong tương lai. Hệ thống này gồm có:
- Bản thống kê chi tiết toàn bộ các khoản thu nhập và chi phí.
- Bản đánh giá tài sản nợ và sở hữu ở thời điểm hiện tại. Bao gồm các khoản tiết kiệm, hưu trí, bảo hiểm, thế chấp, vay nợ.
- Bản mô tả mục tiêu tiết kiệm hàng năm và kế hoạch hoàn thành chúng.
3. Một số nguyên tắc quản lý chi tiêu cá nhân cơ bản:
Trước khi tiến hành xây dựng quy trình quản lý chi tiêu cá nhân cho riêng mình bạn cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
-
Chi tiêu ít hơn thu nhập bạn kiếm được:
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất. Nếu bạn tiêu đúng hoặc nhiều hơn số tiền bạn có thể kiếm được. Thì bạn sẽ không thể giúp bản thân trong những tình huống rủi ro hay những thay đổi bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống. Chi tiêu ít và tiết kiệm nhiều sẽ giúp bạn yên tâm về cuộc sống của bản thân mình. Vì bạn có khả năng thích nghi, chuẩn bị cho tương lai tốt đẹp hơn. Khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn, sự đảm bảo càng nhiều.
-
Luôn lên kế hoạch cho tương lai:
Để an toàn, tài chính cá nhân của bạn cần được tính toán không chỉ dừng lại ở ngày tháng hiện tại. Mà còn phải ước lượng cho tương lai. Ví dụ như kế hoạch tiết kiệm khi về hưu phải được lên ngay từ khi còn trẻ. Những khoản dự phòng dùng trong trường hợp khẩn cấp như hư hỏng phương tiện đi lại, chi phí y tế… cũng nên được tính toán phù hợp vì cần thời gian để tích góp mà không ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày.
-
Khiến tiền đẻ ra tiền:
Bạn có biết vì sao người giàu ngày càng giàu hơn không? Vì họ biết cách đầu tư khôn ngoan khiến tiền đẻ ra tiền kể cả khi đang ngủ. Thay vì giữ tiền có được trong tài khoản tiết kiệm với lãi suất thấp, họ sẽ chọn những kênh đầu tư ít rủi ro và hưởng lợi. Từ đó họ sẽ thu được lợi nhuận trên chính đồng tiền tiết kiệm của mình.
4. Một vài Kỹ năng quản lý chi tiêu cá nhân có thể bạn chưa biết:
-
Quản lý thu nhập và dòng tiền:
Quản lý thu nhập và dòng tiền (cashflow) là công việc ghi lại số tiền bạn làm ra và chi tiêu mỗi ngày. Bao gồm cả tiền thuê nhà nếu có, tiền bảo hiểm, các khoản phục vụ giải trí trả phí hàng tháng. Sau khi đã có cái nhìn tổng quát về thu nhập và dòng tiền của bản thân, bạn sẽ biết được mình nên cắt giảm những khoản chi nào nếu muốn tiết kiệm hơn hoặc ngược lại, được phép chi những khoản nào trong ngưỡng cho phép.
Hiện nay có khá nhiều các app điện thoại thông minh giúp bạn quản lý dòng tiền hiệu quả. Một vài ứng dụng phổ biến như: Mint, MoneyLover, Misa…
- Đặt mục tiêu tiết kiệm và đầu tư:
Đối với quản lý chi tiêu cá nhân, bạn nên xây dựng cho mình hai loại tài khoản tiết kiệm. Một là tài khoản tiết kiệm ngắn hạn, hai là tài khoản tiết kiệm dài hạn:
- Tài khoản tiết kiệm ngắn hạn cho phép bạn có quỹ dự phòng. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc các tiêu dùng sắm sửa lớn như đổi xe, đổi máy tính hoặc các thiết bị tiện ích giá trị cao khác thì khoản này sẽ vô cùng hữu ích.
- Tài khoản tiết kiệm dài hạn là khoản sử dụng sau khi nghỉ hưu. Khi thu nhập đã không còn như trước. Đây là khoản nên kết hợp với đầu tư để đảm bảo tối đa lợi nhuận cho bạn.
-
Phương pháp xây dựng tài khoản tiết kiệm:
Bạn cần đặt mục tiêu tiết kiệm hàng tháng, hoặc thậm chí có thể hàng ngày. Số tiền này nên cố định dựa vào phần trăm thu nhập còn dư sau chi tiêu.
Để tránh chi quá số tiền này, bạn hãy cài đặt chế độ tự động trừ tài khoản lương của bạn và thêm vào tài khoản tiết kiệm. Rất nhiều ngân hàng điện tử đã cung cấp chức năng thông minh này. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu tiết kiệm. Khi tài khoản tiết kiệm ngắn hạn được tích góp nhiều hơn mức mục tiêu bạn đề ra. Hãy chuyển thành khoản tiết kiệm dài hạn. Các mục tiết kiệm dài hạn lại nên được chia thành nhiều mục đầu tư khác nhau với mức độ rủi ro từ cao đến thấp để giảm thiểu rủi ro chung.
DragonLend vừa chia sẻ với bạn một vài phương pháp giúp bạn có thể quản lý chi tiêu cá nhân tốt. Mong rằng với bài viết trên, các bạn đã có thể tự lập ra một kế hoạch tài chính hợp lý cho bản thân nhé!
>> Xem thêm: Vốn FDI Vào Việt Nam Cao Nhất Trong 4 Năm Qua