Góp vốn kinh doanh để cùng hợp tác làm ăn không còn lạ lẫm hiện nay. Nhưng việc này cũng có nhiều vấn đề rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hợp tác.
Bài viết sau đây sẽ nêu ra mốt số vấn đề có thể xảy ra khi bạn góp vốn kinh doanh.
1. Góp vốn kinh doanh là gì?
Bạn đang muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh, một cửa hàng nội thất chẳng hạn. Nhưng chi phí để bắt đầu quá lớn và một mình bạn thì không thể nào chi trả nổi. Và rồi một ngày khi đi uống nước với người bạn đại học, bạn đề cập đến vấn đề này, người bạn đại học hứng thú và muốn hợp tác với bạn để cùng kinh doanh. Thế là người bạn này bỏ ra một số tiền vốn để hỗ trợ việc kinh doanh của bạn. Đó là một ví dụ đơn giản về góp vốn kinh doanh.
Góp vốn kinh doanh là sự đóng góp của hai hay nhiều đối tác để tạo nên số vốn nhất định cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. Theo khoản 13 điều 4 luật doanh nghiệp 2015 quy định:
“Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.
2. Những vấn đề có thể phát sinh khi góp vốn kinh doanh
Góp vốn kinh doanh liên quan đến quyền lợi riêng và chung của mỗi đối tác. Nên việc này sẽ có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Có nhiều thức góp vốn và mỗi hình thức có nhiều rủi ro khác nhau:
1. Hình thức hùn vốn bán hàng
Hình thức này thường có số vốn ít, chủ yếu để mở các cửa hàng kinh doanh quy mô nhỏ. Những người cùng hợp tác góp vốn kinh doanh theo hình thức này thường là bạn bè, người thân,…
Những vấn đề thường hay phát sinh đối với hình thức này đó là:
- Vì tin tưởng bạn bè, người thân nên không coi trọng, làm rõ các điều kiện ràng buộc.
- Không làm rõ trách nhiệm, phân chia công việc rõ ràng ngay từ đầu. Như việc ai nắm giữ giữ nguồn vốn chung? Ai chịu trách nhiệm ghi chép, cân đối các khoản thu chi trong quá trình kinh doanh? Ai quản lý nhân viên?
Từ đó dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu. Các bên tham gia góp vốn sẽ dễ xảy ra cãi vã, đùn đẩy trách nhiệm khi có khó khăn và tranh giành quyền lợi về phía mình.
Để tránh xảy ra có vấn đề trên thì nhất thiết phải lập hợp đồng giấy trắng mực đen ngay từ đầu. Trong các hợp đồng phải phân rõ ràng công việc và trách nhiệm của các bên. Trong quá trình kinh doanh, nếu có khó khăn phát sinh thì cần bàn bạc, hỏi ý kiến nhau để đưa ra giải pháp cuối cùng.
2. Hình thức khoán trắng vốn
Khoán trắng vốn có nghĩa là giao phó hoàn toàn vốn và công việc cho người khác. Khi góp vốn kinh doanh theo hình thức này, người khoán trắng vốn cho người kinh doanh, chỉ cần họ đem lại được lợi nhuận cho mình.
Hình thức này phổ biến với những người có tiền nhưng không có kinh nghiệm kinh doanh. Thế là họ góp vốn với người có kinh nghiệm và thỏa thuận chia lợi nhuận. Đây cũng được xem là uỷ thác đầu tư. Điều này đem lại nhiều rủi ro như:
- Người kinh doanh không đủ nghiệp vụ chuyên môn. Bạn sẽ không đảm bảo được rằng người sử dụng vốn của bạn hiệu quả và đem lại lợi nhuận.
- Đây không phải là hợp đồng kinh tế thật sự. Vi khi giao vốn, hai bên chỉ thỏa thuận riêng với nhau. Do đó, bạn sẽ không được pháp luật bảo hộ.
- Bạn sẽ có khả năng bị chiếm đoạt vốn. Vì bạn không có kinh nghiệm kinh doanh và không am hiểu nghiệp vụ chuyên môn.
- Yếu tố bên ngoài như thị trường chuyển biến xấu và người cầm vốn không thể ứng phó. Việc kinh doanh thất bại, nguồn vốn của bạn cũng mất đi vô ích.
Vì vậy, khi chọn hình thức góp vốn kinh doanh này, bạn nên tìm hiểu và chọn những chuyên gia đầy kinh nghiệm và đáng tin tưởng để góp vốn vào. Đồng thời tìm hiểu về lĩnh vực mà bạn sẽ góp vốn để không bị “dắt mũi.”
3. Hình thức góp vốn vào công ty cổ phần
Hình thức góp vốn để lập công ty cổ phần rất phổ biến đối với sự những người có nguồn vốn và “máu” kinh doanh lớn. Việc góp vốn kinh doanh theo hình thức này có những ưu điểm như:
- Người góp vốn được đảm bảo về tư cách pháp nhân.
- Bạn vẫn có thể tham gia vì có nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn nên với số vốn nhỏ. Các rủi ro sẽ được các thành viên cùng chia sẻ.
- Là cổ đông, bạn có thể chuyển nhượng vốn dễ dàng, bán cổ phiếu tự do. Đây là ưu điểm mà bạn không tìm thấy ở công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên.
Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý của công ty cổ phần rất phức tạp. Sẽ có những vấn đề sẽ phát sinh như:
- Cổ đông có nhiều người bạn không quen biết, dẫn đến sự phân chia thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau tranh lợi ích.
- Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ về tài chính, kế toán.
- Nhiều cổ đông chỉ lo lãi cổ phần hàng năm mà không quan tâm đến công việc của công ty. Nên hoạt động của công ty sẽ không hiệu quả.
- Bạn cũng không chắc chắn được ban lãnh đạo có thể đem lại lợi nhuận cho mình bao nhiêu. Vì họ có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lợi tức cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân.
3. Làm sao để giảm thiểu rủi ro khi hợp tác kinh doanh?
Để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra khi cùng góp vốn kinh doanh, bạn cần:
- Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh chi tiết, rõ ràng.
- Cẩn thận và thấu đáo khi chọn người để hợp tác kinh doanh
- Phải có hợp đồng rõ ràng chi tiết với đầy đủ các điều lệ.
- Phân chia công việc và trách nhiệm của các bên tham gia.
- Rõ ràng trong cách phân chia lãi lỗ.
Nếu bạn cần vốn để kinh doanh mà không tìm được ai để góp vốn, thì hãy liên hệ đến DragonLend. DragonLend sẽ giúp bạn có được nguồn vốn hợp lý một cách nhanh chóng và an toàn nhất!
DragonLend đã chia sẻ một số điều cần lưu ý khi góp vốn kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.
>> Xem thêm: Giải Pháp Vay Tín Chấp Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ