Chi tiêu và tiết kiệm là vấn đề mà cá nhân và gia đình đều quan tâm. Nếu bạn là sinh viên hay đã lập gia đình, hãy luyện thói quen chi tiêu và tiết kiệm một cách hợp lý.
Hãy tham khảo 7 mẹo sau để có thể chi tiêu và tiết kiệm thông minh hơn!
1. Quản lý ngân sách của bạn
Bạn có biết bạn đang tiêu tiền ở đâu không? Hãy tính đến từng xu bạn chi tiêu trong tháng. Nếu bạn chia nhỏ mọi thứ thành các danh mục, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về những thứ nào đang tiêu tốn nhiều nhất thu nhập của bạn.
Một ngân sách hợp lý nên tính đến chi phí nhà ở, tiện ích, chi phí sinh hoạt, ăn uống và giải trí của bạn. Bạn có thể chia nhỏ hơn nữa tất cả các danh mục này.
Kakeibo – phương pháp quản lý ngân sách của người Nhật là một cách hay bạn có thể tham khảo. Trong suốt tháng, các khoản chi phí phải được ghi lại theo bốn loại, được mô tả là ‘trụ cột’:
- Nhu cầu cơ bản: các chi phí cần thiết như ăn ở, mua sắm, y tế, v.v.
- Hoạ động giải trí: chẳng hạn như đọc sách, phim, rạp hát, hòa nhạc, v.v.
- Chi phí không bắt buộc: những việc bạn không cần nhưng chọn làm, chẳng hạn như đi nhà hàng, mua sắm, vui chơi với bạn bè,…
- Thêm: chi phí không lường trước như thuốc thang, sửa chữa,.
Phương pháp này sẽ giúp bạn biết được mình có bao nhiêu để tiêu vào việc gì. Tránh việc bội chi vào những thứ không cần thiết.
2. Lên danh sách những món đồ cần mua khi đi mua sắm
Bạn càng có tổ chức khi đi mua hàng tạp hóa, bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền. Chuẩn bị danh sách những món đồ bạn cần mua. Và lên ngân sách tối đa bạn chuẩn bị chi cho chuyến mua sắm. Chỉ điều này thôi cũng có thể giúp bạn không bị bội chi). Danh sách mua sắm của bạn có thể bao gồm từ các mặt hàng tạp hóa đến những món quà mà bạn định mua cho đại gia đình của mình — chỉ cần biết bạn muốn mua gì trước khi đi.
Ngoài ra, hãy cố gắng mua sắm khi các siêu thị, cửa hàng ít đông khách nhất. Đám đông đồng nghĩa với việc gia tăng căng thẳng và điều đó không bao giờ tốt cho một người lo lắng về ngân sách khi đi mua sắm.
3. Tham khảo giá trước khi quyết định mua
Bất cứ khi nào bạn định mua một thứ gì đó, đặc biệt là một thứ gì đó khá đắt tiền, bạn nên thực hiện trước những cách sau:
- Lướt web để xem ai có mặt hàng với giá thấp nhất, hoặc có đợt giảm giá nào sắp tới không.
- Kiểm tra trang web của nhà sản xuất và nhà bán lẻ để xem có phiếu giảm giá nào không.
- Xem liệu bạn có thể mua cùng một món đồ cũ hay không (xem thêm ở phần sau).
Bằng cách nghiên cứu giá cả cho các giao dịch mua quan trọng. Bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu mỗi năm. Bạn không nên làm điều này cho các giao dịch mua nhỏ. Nếu không bạn sẽ mất nhiều thời gian không đáng. Nhưng bạn có thể đặt một hạn mức, giả sử từ 1 triệu đồng trở lên.
4. Tiết kiệm bằng cách sử dụng đồ cũ hoặc đồ giảm giá thay vì mua mới hoàn toàn
Thay vì bỏ một số tiền lớn để chi tiêu cho những món đồ mới tinh như quần áo, chén đĩa, nội thất,…. Bạn có thể cân nhắc đi đến những cửa hàng bán đồ cũ hay đồ giảm giá. Những món đồ cũ được bày bán không phải là những thứ có chất lượng tệ hay cũ kỹ quá mức. Xu hướng dùng đồ cũ đã tăng lên rất nhiều vì tính độc đáo và giá cả phải chăng. Bạn có thể sở hữu những món đồ thực sự chất lượng với một giá hời. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm và chi tiêu tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, sử dụng đồ cũ cũng góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường, vấn đề được quan tâm rất nhiều ngày nay.
5. Tiết kiệm và chi tiêu thông minh hơn qua việc điều chỉnh lối sống của bản thân
Xem xét các hoạt động lối sống của bạn và xem bạn có thể cắt giảm ở đâu. Hút thuốc và rượi bia là những thứ mà người lớn không nên tiêu tiền vào. Cả hai thói quen này đều hủy hoại sức khỏe của bạn và của cả gia đình bạn.
Thay vì tiêu tiền vào thuốc lá và rượu, hãy nghĩ xem bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong các khoản đầu tư của mình nếu bạn chuyển tiền sang các tài sản khác. Khi chúng ta đến gần năm 2021, rượu và thuốc lá không còn chỗ đứng trong gia đình, và tốt nhất là bạn nên tạm dừng những thói quen này.
6. Chăm sóc sức khoẻ của bạn cẩn thận
Chúng ta đều hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe vì nó liên quan đến sức khỏe tổng thể và tuổi thọ. Nhưng nó cũng có những cân nhắc quan trọng liên qua đến tài chính. Bằng cách chăm sóc bản thân tốt hơn, bạn sẽ tốn ít chi phí hơn để đối phó với hậu quả của các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.
Bạn có thể tiết kiệm hơn nữa bằng cách tránh các tình trạng sức khỏe có thể kiểm soát được liên quan đến việc lười vận động, béo phì, hút thuốc và các hành vi nguy hiểm khác.
Tuy nhiên, một yếu tố khác liên quan đến sức khỏe là mức năng lượng. Bạn càng cảm thấy tốt hơn, bạn càng làm việc hiệu quả hơn. Điều đó thường dẫn đến năng suất cao hơn trong công việc hoặc trong doanh nghiệp của bạn. Sức khỏe và mức năng lượng thường tương quan chặt chẽ với thu nhập.
7. Đừng mua sắm khi còn xúc động.
Đừng để cảm xúc điều khiển thói quen chi tiêu của bạn! Bạn có thể có một ngày tuyệt vời và mong muốn một chuyến mua sắm hấp dẫn. Hoặc có thể bạn đang có một ngày tồi tệ và bạn tự nhủ mình xứng đáng được hưởng một thứ gì đó tốt đẹp, rằng món đồ này sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Kết cục là bạn sẽ tiêu một mớ tiền vào những thứ mà bạn không thực sự cần. Và sang ngày hôm sau, bạn suy nghĩ lại và hối hận khi nhìn lại những thứ bạn đã chi.
Cả hai điều này đều có thể xảy ra khá dễ dàng. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể sửa chữa nó? Cho dù bạn đang ăn mừng hay cố gắng để vui lên, đừng mua bất cứ thứ gì khi cảm xúc của bạn đang đi tàu lượn siêu tốc.
DragonLend hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bản thân.
>> Xem thêm: Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp Nhỏ Và Những Vấn Đề Thường Gặp