Khoản dự phòng là gì? Có quá nhiều thuật ngữ trong kế toán và nó có thể khiến bạn phải đau đầu. Nhưng hiểu được những thuật ngữ đó và thực hiện chúng thật tốt là điều rất quan trọng.
I. Khoản dự phòng là gì?
Một khoản dự phòng (hay quỹ dữ phòng) thường là một khoản tiền được trích lập từ lợi nhuận của công ty. Đó thường là để trang trải cho tổn thất của doanh nghiệp hoặc một khoản nợ dự kiến phải trả.
Một khoản dự phòng không nên được hiểu là một hình thức tiết kiệm. Thay vào đó, nó là sự ghi nhận trước một khoản nợ phải trả sắp tới. Hoặc có thể hiểu, quỹ dự phòng là khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp không chắc chắn về giá trị hay thời gian.
Ví dụ: Ngày 1/1/2020 bạn đang trong quá trình sản xuất một loại thực phẩm đóng hộp. Giá vốn ước tính là 60 ngàn đồng và dự kiến ngày 9/1/2020 sẽ tung sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên đến ngày 2/1/2020, giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm này giảm. Đối thủ cạnh tranh B vào ngày 7/1 đã cho ra sản phẩm gần giống bạn với giá bán là 55 ngàn đồng (thấp hơn cả giá vốn của bạn).
Bạn buộc phải bán với giá 55 ngàn đồng để cạnh tranh với B. Nếu trước đó bạn không trích lập dự phòng thì sẽ không có chi phí để bù đắp cho khoản lỗ này. Và nó sẽ gây khó khăn về mặt tài chính và đầu tư của doanh nghiệp bạn.
Mục đích của quỹ dự phòng là tránh thổi phồng lợi nhuận bằng cách đảm bảo rằng tất cả các khoản chi phí phát sinh đề được tính đến. Mặc dù trong nhiều trường hợp, người ta chưa biết chính xác chúng là bao nhiêu.
II. Các khoản dự phòng tại theo kế toán tại Việt Nam
Các khoản dự phòng của doanh nghiệp có thể được chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm các khoản dự phòng bù đắp những tổn thất về tài sản của doanh nghiệp. Gồm có: dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng giảm giá đầu tư tài chính (dài hạn và ngắn hạn); dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Nhóm các khoản dự phòng đáp ứng các khoản lỗ và nợ phải trả dự kiến. Gồm có: dự phòng trợ cấp mất việc làm và dự phòng phải trả (như dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn,…);
- Nhóm dự phòng quỹ thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hiện nay có quỹ dự phòng tài chính. Đây là dự phòng về khả năng tổn thất vốn chủ sở hữu do những nguyên nhân khách quan.
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18, một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
III. Ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản dự phòng đối với doanh nghiệp
1. Xác định lợi nhuận ròng thực sự của doanh nghiệp:
Như đã nói trên, mục đích của điều khoản này là tránh thổi phồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để xác định lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp, điều cần thiết là ghi nhận tất cả các chi phí liên quan đến năm đó. Dù nó đã được thanh toán hay chưa, đều phải được ghi nợ vào tài khoản lãi lỗ. Nếu không thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể sẽ bị chênh lệch, cao hơn mức thực tế. Nó sẽ gây ra những vấn đề lớn khi hạch toán và làm báo cáo tài chính trong tương lai.
2. Để xác định tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp:
Để xem bảng cân đối kế toán tiết lộ cái nhìn trung thực và công bằng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó sẽ giúp cho bạn thấy một cái nhìn thực tế và rõ ràng về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Và đưa ra những chiến lược cần thiết để cải thiện và phát triển.
3. Dự phòng các khoản lỗ dự kiến trong tương lai:
Các khoản dự phòng được đưa ra nhằm cung cấp vốn để giải quyết các khoản lỗ có khả năng xảy ra trong tương lai gần. Như: dự phòng nợ khó đòi, dự phòng thuế có khả năng phát sinh từ một vụ kiện đang chờ xử lý….
4. Để phân bổ chi phí hợp lý:
Khoản dự phòng giúp doanh nghiệp phân bổ chi phí hợp lý hơn. Giúp tránh việc không còn tiền để bù đắp các chi phí phát sinh. Nó đồng thời cũng giúp trình bày báo cáo tài chính chính xác.
Bài viết trên đã chia sẻ một số điều cơ bản về khoản dự phòng trong doanh nghiệp. DragonLend hy vọng bài viết sẽ có ích cho doanh nghiệp của bạn.
>> Xem thêm: Tầm Quan Trọng Của Dòng Tiền Trong Hoạt Động Của Doanh Nghiệp