Khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng luôn là một bài toán nan giải đối với các DNVVN.
Một khoản vay kinh doanh là tiền vay mà một doanh nhân mượn từ một tổ chức tài chính. Họ dùng số tiền này để bắt đầu, vận hành, hoặc mở rộng một doanh nghiệp nhỏ. Về lý thuyết, mọi chuyện có vẻ đơn giản khi chỉ cần ghé qua ngân hàng, sau đó điền vào đơn đăng ký vay vốn doanh nghiệp nhỏ. Nhưng thực tế là đến hơn 70% DNVVN tại Việt Nam không thể tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Việc khó tiếp cận này bắt nguồn từ nhiều thách thức mà các chủ doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt. Tuy nhiên, chỉ với một chút hiểu biết sâu sắc, bạn có thể xác định các vấn đề khiến việc tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp nhỏ trở nên khó khăn, tìm ra cách khắc phục chúng và các nguồn vốn thay thế để tài trợ thành công cho dự án của bạn.
I. Những thách thức DNVVN phải đối mặt khi vay vốn
Các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng đối mặt với các vấn đề sau đây:
1. Thiếu tài sản thế chấp
Các nghiên cứu đã chỉ ra lý do lớn nhất khiến việc vay vốn truyền thống vẫn khó khăn. Đó là các doanh nghiệp nhỏ thiếu tài sản thế chấp. Và tài sản thế chấp là thứ mà các ngân hàng thích nhìn thấy khi họ cho vay kinh doanh. Tài sản thế chấp là tài sản cá nhân hoặc doanh nghiệp, từ bất động sản đến thiết bị. Nó là bắt buộc đối với các khoản vay kinh doanh có bảo đảm. Vì nó đóng vai trò là hình thức thanh toán phụ trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ.
Nhưng các chủ doanh nghiệp mới thường chưa có cơ sở hạ tầng kinh doanh. Và họ có thể phải sử dụng nhà riêng của họ làm tài sản thế chấp. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo các chủ sở hữu không nên cầm cố căn nhà của họ. Vì nơi cư trú đó sẽ gặp rủi ro nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sa sút.
Một số doanh nghiệp có thiết bị, hàng hóa, tài sản trí tuệ hoặc đội xe ô tô của công ty mà họ có thể sử dụng để thế chấp. Nhưng đối với nhiều người, tài sản thế chấp rất khan hiếm. Các doanh nghiệp cần nghĩ đến việc xây dựng những tài sản đó nếu họ muốn trở thành những người đi vay đáng tin cậy hơn.
Ngoài ra, số tiền mà ngân hàng cho vay thường phụ thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp. Cho nên doanh nghiệp nhỏ thường không có tài sản đủ giá trị để có được khoản vay họ cần.
2. Điểm tín dụng của doanh nghiệp kém
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đề sẽ xem xét hạn mức tín dụng và lịch sử thanh toán trong báo cáo tín dụng cá nhân và doanh nghiệp khi đưa ra quyết định cho vay, để xác định mức độ tín nhiệm hoặc khả năng trả nợ đúng hạn của bạn. Các chủ doanh nghiệp nhỏ không có đủ lịch sử tín dụng kinh doanh sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các báo cáo tín dụng cá nhân của họ. Nếu chúng có các mục tiêu cực, các doanh nhân sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh mức độ tín nhiệm của họ và khó được chấp thuận.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhỏ không thường xuyên kiểm tra điểm tín dụng của mình. Việc này có thể dẫn đến những bất ngờ khó chịu khi hồ sơ vay vốn không thành công. Điều này có thể khiến bạn không thể đầu tư vào việc phát triển kinh doanh của mình. Hoặc là không thể vượt qua vấn đề dòng tiền ngắn hạn. Và quan trọng là bạn sẽ tốn nhiều thời gian cho việc đăng ký khoản vay mà khả năng cao sẽ không được chấp nhận.
3. Doanh thu thấp hoặc nợ cao
Nếu doanh nghiệp nhỏ của bạn không đáp ứng doanh thu hoặc dòng tiền tối thiểu mà người cho vay yêu cầu, thì không có khả năng doanh nghiệp của bạn đủ điều kiện để được vay. Người cho vay muốn xác nhận rằng doanh nghiệp của bạn có khả năng trả nợ. Những người cho vay truyền thống, như ngân hàng, thường yêu cầu 3 tỷ doanh thu hàng năm. Đây là một con số khá lớn mà nhiều DNVVN không đáp ứng được.
Một trong những câu hỏi đầu tiên họ muốn bạn trả lời là liệu doanh nghiệp của bạn có khả năng thực hiện từng khoản thanh toán định kỳ hay không. Các doanh nghiệp còn non trẻ đang chịu gánh nặng về chi phí và chưa đảm bảo thu nhập ổn định có thể gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh rằng họ có khả năng trả khoản vay. Nếu doanh nghiệp của bạn không đáp ứng các yêu cầu về thu nhập hoặc dòng tiền của người cho vay, họ sẽ không chấp thuận đơn vay của bạn.
II. Làm thế nào để giải quyết các thách thức về khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ
Tăng tỷ lệ chấp thuận của bạn bằng cách làm theo các chiến lược sau:
- Lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết về hoạt động kinh doanh của bạn
- Xây dựng tài sản thế chấp an toàn
- Cải thiện tín dụng của bạn trước khi đăng ký khoản vay
- Tối đa hóa thu nhập của bạn và giảm thiểu các khoản nợ của bạn
Hoặc lựa chọn một tổ chức hỗ trợ nguồn vốn cho DNVVN. Hiện nay đã có nhiều hình thức cho vay vốn, nhưng bạn cần lưu ý chọn tổ chức uy tín và phù hợp nhất. DragonLend sẽ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn. Chúng tôi với mục tiêu giúp đỡ DNVVN tại Việt Nam phát triển, sẽ cung cấp cho doanh nghiệp của bạn nguồn vốn nhanh chóng và hợp lý nhất! Sẽ không còn vấn đề khó tiếp cận nguồn vốn vay nữa! Hãy liên hệ ngay cho DragonLend!
>> Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Nợ Đối Với Các Doanh Nghiệp