Vốn FDI vào Việt Nam cao nhất trong 4 năm qua. Đó là một tín hiệu vô cùng đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn FDI là gì? Và cụ thể nguồn vồn FDI đổ vào Việt Nam như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết bên dưới đây nhé!
1. Vốn FDI là gì?
FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ nước ngoài có được một tài sản ở một nước khác cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Đa phần cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
2. Tình hình vốn FDI vào Việt Nam:
Nguồn vốn FDI trong năm 2019 cao nhất trong 4 năm vừa qua. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng 69 phần trăm so với cùng kì năm trước. Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến được rót vốn 12 tỉ đô và chiếm 72% tổng số vốn trong danh sách 19 lĩnh vực nhận được đầu tư. Ngoài ra, địa ốc chiếm vị trí tiếp theo với 1.13 tỉ đô và 8% tổng số vốn FDI.
Hongkong là quốc gia rót vốn nhiều nhất vào Việt Nam với 5.1 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn Hong Kong Beerco chi 3.85 tỉ đô cho việc mua lại cổ phần công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Beverage. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đứng đầu trong việc nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Lần lượt chiếm 29% và 17% trên tổng FDI cả nước.
Những số liệu trên chứng tỏ Việt Nam vẫn là một điểm đến tiềm năng với các nhà đầu tư. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng thêm mạnh mẽ.
3. Sự bùng nổ của nhu cầu trong nước và nguồn vốn FDI:
Ngân hàng United Overseas Bank- UOB vừa công bố báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2019. Theo báo cáo này, nhờ sự bùng nổ của nhu cầu trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%. Và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.
Trong nửa đầu năm nay, kinh tế trong nước đã tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đà tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 2,4%. Công nghiệp và xây dựng tăng 8,9%. Dịch vụ tăng 6,7%. Đặc biệt là buôn bán sỉ và lẻ, vận tải, truyền thông, tài chính – ngân hàng, giáo dục và y tế.
Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu và sản xuất công nghiệp vẫn là những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng. Xuất khẩu của Việt Nam nửa đầu năm qua tăng 7,3%. Trong khi nhập khẩu tăng 10,5%.
4. Các tác động tích cực của vốn FDI đối với Việt Nam:
FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế của nước sở tại.Bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Do đó, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi.
Ngoài ra FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển. Công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của mọi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳng định rõ. Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của mọi quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi không chỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa học – kỹ thuật.
FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính. Đó là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận tối đa. Củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, họ đặc biệt quan tâm đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư.
5. Các tác động tiêu cực cực của vốn FDI đối với Việt Nam:
Về lâu dài, việc các công ty xuyên quốc gia đem vốn đến đầu tư và hàng năm lại chuyển lợi nhuận về nước. Điều này sẽ tạo ra gánh nặng ngoại tệ đối với các nước sở tại.
Vấn đề việc làm không phải lúc nào cũng đi theo chiều hướng mong đợi của chúng ta. Những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, lao động không lành nghề trở nên có hiệu suất thấp. Thực tế cho thấy, các công ty có vốn FDI nhìn chung ít sử dụng lao động tại chỗ. Và để hạ giá thành sản phẩm, họ đã sử dụng phương thức sản xuất tập trung tư bản nhiều hơn. Nó có tác động làm giảm việc làm. Đi ngược với chiến lược việc làm của các nước đang phát triển.
DragonLend vừa chia sẻ với các bạn một vài thông tin về vốn FDI. Cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của loại hình đầu tư này. Mong rằng với bạn viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về FDI.