Doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lượng kinh tế chủ lực tại Việt Nam. Nhưng các doanh nghiệp này lại gặp rất nhiều rào cản để phát triển. Nguyên nhân là từ đâu?

1. Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, doanh thu, và lao động. Các SMEs có thể chia ra thành 3 loại là: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Dựa trên các tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, ta có thể xác định như sau:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp có số lượng lao động không quá 10 người.
  • Doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến 200 người, và có lượng vốn dưới 20 tỷ.
  • Doanh nghiệp vừa có số lượng lao động từ 200 đến 300 người và nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn: Internet

Tại Việt Nam, tiêu chí phân loại các SMEs được thể hiện trong nghị định 90/2001/NĐ của chính phủ. Theo đó cho biết:

 “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.”

Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 90% số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam

Các SMEs là lực lượng kinh tế chính yếu tại Việt Nam. Vì thế vai trò của họ đối với việc phát triển kinh tế, xã hội nước nhà là vô cùng lớn:

  • Đóng góp rất đáng kể vào việc tạo ra việc làm cho người dân, giải quyết tình trạng thất nghiệp.
  • Tạo ra khối lượng hàng hoá lớn cả về mặt chất lượng, số lượng và chủng loại.
  • Giúp ổn định nền kinh tế.
  • Làm nền kinh tế trở nên năng động. Nhờ lợi thế là quy mô nhỏ, nên các doanh nghiệp này rất linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh. Cùng với hình thức tổ chức kinh doanh chuyên môn hoá và đa dạng hoá. Các SMEs có thể đáp ứng và thay đổi theo sự đòi hỏi của thị trường mới.
  • Là nơi ươm mầm các doanh nhân tài năng.

3. Khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Số lượng doanh nghiệp nhỏ phát triển lên thành doanh nghiệp vừa còn rất ít. Thậm chí nhiều doanh nghiệp nhỏ thì phá sản, đóng cửa sau một vài năm thành lập. Vậy lý do là từ đâu?

Có nhiều lý do dẫn tới sự bế tắc trong sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tại hội thảo “Các trợ lực giúp SMEs sản xuất tăng tốc trong thời đại số” đưa ra nhận định: các khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chính là: nguồn vốn (62%), nguồn khách hàng (60%), pháp lý (45%).

  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Những SMEs tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Vì là những doanh nghiệp trẻ, quy mô còn nhỏ. Nên khả năng quảng bá, truyền tải thông điệp của các SMEs còn hạn hẹp. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những doanh nghiệp với quy mô lớn hơn vì uy tín. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc có được lòng tin của khách hàng. 

  • Khó khăn về thủ tục pháp lý

Có rất nhiều điều luật có liên quan đến lĩnh vực thành lập doanh nghiệp. Từ việc đặt tên doanh nghiệp, quy định về số vốn điều lệ đến thủ tục góp vốn. Cho nên các SMEs cần phải tìm hiểu và nắm rõ các thủ thục hiện hành.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường gặp phải nhiều vấn đề pháp lý như:

  • Một trong những vẫn đề dễ gây ra tranh chấp đó là các vấn đề liên quan đến bộ máy quản trị nội bộ, điều hành công ty.
  • Quyền và nghĩa vụ các cổ động, thành viên phải được nêu rõ ràng tránh xảy ra tranh chấp,
  • Những vấn đề về cổ phần, cổ phiếu hay cơ cấu cổ tức cần được làm rõ,
  • Hợp đồng mua bán, hợp đồng hợp tác và những vấn pháp lý.
  • Sang tên, chuyển nhượng, mua bán công ty, cổ phần.
  • Tranh chấp tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ.Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn: Internet

  • Huy động nguồn vốn

Theo báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường Insight Asia, có tới 62% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng huy động nguồn vốn là khó khăn lớn nhất của các SMEs.  

Khi vay vốn theo cách truyền thống từ ngân hàng, các doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều chướng ngại. Họ phải chịu lãi suất vay cao hơn và chủ yếu là vốn ngắn hạn. 

Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế. Do đó, chất lượng thông tin của các doanh nghiệp này còn thấp: báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy hoặc không thông qua kiểm toán độc lập. Nên các doanh nghiệp này chưa đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Ngoài ra, các SMEs gặp rắc rối về việc phải có tài sản thế chấp. Phần lớn những doanh nghiệp này không có đủ tài sản để thế chấp. Và cũng không đủ năng lực để chứng minh khả năng của doanh nghiệp trước các rủi ro kinh tế. Cho nên việc huy động vốn của các SMEs rất khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức. 

Không đủ nguồn vốn, các doanh nghiệp này  không thể triển khai các hoạt động kinh doanh và phát triển. Từ đó dẫn tới việc sụp đổ.

4. DragonLend – Giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

DragonLend là nền tảng trực tuyến hỗ trợ việc huy động nguồn vốn cho cho các SMEs tại Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam vượt qua những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội được phát triển một cách tốt nhất.

Đến với DragonLend, bạn sẽ được hỗ trợ xử lý thủ tục và được giải ngân một cách nhanh chóng nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp rắc rối trong việc huy động nguồn vốn. Hãy để Dragonlend giúp bạn. >

>>Xem thêm: Hồ Sơ Vay Vốn Ngân Hàng Cho Cá Nhân Và Doanh Nghiệp