Lợi nhuận kinh doanh là thứ mọi doanh nghiệp hướng tới. Nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp không để tâm đến lợi nhuận thì không thể có chỗ đứng trên thị trường kinh tế đầy cạnh tranh này. Nhưng liệu lợi nhuận kinh doanh có còn là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp?
1. Lợi nhuận kinh doanh là gì?
Lợi nhuận kinh doanh mô tả lợi ích tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận có được khi doanh thu tạo ra từ một hoạt động kinh doanh vượt quá chi phí. Chi phí này bao gồm chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, chi phí cơ hội, thuế liên quan đến việc duy trì hoạt động.
Lợi nhuận được tính bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Sau khi tất cả chi phí đã được trừ đi thì ta sẽ có được lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động và kiểm soát chi phí tốt.
Bất kỳ khoản lợi nhuận nào được tạo ra sẽ được trả lại cho chủ doanh nghiệp. Đó là những người chọn bỏ túi số tiền đó hoặc tái đầu tư trở lại doanh nghiệp.
2. Vai trò của lợi nhuận kinh doanh
Theo quan niệm thông thường, một doanh nghiệp, cho dù chỉ là một quán nước ép nhỏ hay là một công ty đa quốc gia lớn mạnh, lợi nhuận là lý do để họ tồn tại. Tất nhiên, doanh nghiệp tồn tại là để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nhưng cuối cùng, đây vẫn là điểm mấu chốt: kiếm tiền cho chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư của nó.
Ngày nay quan niệm về lợi nhuận mà các doanh nghiệp hướng tới đã có vài thay đổi. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc tìm cách thu về lợi nhuận vẫn rất quan trọng, nhưng không còn là mục đích duy nhất và cuối cùng. Lợi nhuận kinh doanh vừa là kết quả vừa là công cụ để dùng cho mục đích khác.
Lợi nhuận kinh doanh là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp phát triển. Nguồn tài chính này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Đồng thời nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và vị thế trên thị trường.
Không chỉ thế, các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để phục vụ cho sứ mệnh phát triển xã hội, cộng đồng và môi trường. Hai mục tiêu này giao nhau và tạo ra giá trị cho cả kinh tế và xã hội.
3. Mục tiêu các doanh nghiệp hiện đại hướng tới
Unilever – Tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và thực phẩm, là một ví dụ cho sự thay đổi nói trên. Vấn đề Unilever quan tâm không chỉ là về tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh mà còn về các vấn đề xã hội đại chúng. Năm Paul Polman từng là giám đốc điều hành của Unilever, đã đưa ra kế hoạch “Phát triển cuộc sống bền vững”. Mục tiêu của kế hoạch này là:
- Giúp hơn một tỷ người cải thiện điều kiện sống,
- Giảm tác động tới môi trường và
- Thúc đẩy bình đẳng giới trong các nhà máy của mình.
Động cơ khuyến khích của Unilever rất rõ ràng: Các doanh nghiệp không thể phát triển trong một thế giới mà không có con người. Vì thế, bảo vệ con người và môi trường đồng nghĩa với việc đảm bảo tương lai của doanh nghiệp.
69% người thuộc thế hệ Y coi trọng việc đầu tư vào các công ty có mức độ trách nhiệm xã hội cao. Xu hướng nhà đầu tư và người tiêu dùng mua vào các công ty có mục tiêu lợi nhuận đi đôi với sứ mệnh xã hội ngày càng tăng.
Các doanh nghiệp hiện đại không còn đâm đầu bất chấp chỉ để kiếm được lợi nhuận nữa. Họ không coi lợi nhuận kinh doanh là mục tiêu duy nhất – gia tăng sự lớn mạnh cho chính họ. Mà còn chú trọng thực hiện các mục tiêu, sứ mệnh giúp đỡ phát triển xã hội, con người.
4. DragonLend – Giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội phát triển.
DragonLend là công ty hỗ trợ tài chính. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là về lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp đỡ các DNVVN tại Việt Nam. Hỗ trợ để giúp họ có cơ hội phát triển trên thị trường đầy khắc nghiệt. Từ đó có thể thúc đẩy sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Giúp gia tăng số lượng lao động và nâng cao đời sống của họ.
Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ đang gặp rắc rối về vấn đề huy động nguồn vốn. Đừng ngần ngại liên hệ với DragonLend để được hỗ trợ tận tình nhất. Chúng tôi luôn hy vọng có thể giúp đỡ các bạn.
Bài viết trên đã chia sẻ một vài điều về ví trí của lợi nhuận kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngày nay. Hy vọng rằng nó có thể giúp đỡ các bạn trong việc định hướng cho doanh nghiệp của mình.
>> Đọc thêm: Quản Trị Tài Chính 4.0 Là Gì? Công Cụ Giúp Quản Trị Tài Chính 4.0 Hiệu Quả?