Tín dụng thương mại là thuật ngữ không hề xa lạ trong giới doanh nghiệp.
Nhưng về bản chất, tín dụng thương mai phải được hiểu đúng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp rõ thông tin về từ khoá trên và những đặc điểm của nó.
1. Tín dụng thương mại là gì?
1.1. Tín dụng:
Là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
1.2. Tín dụng thương mại:
Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.
Ta còn có một số khái niệm khác:
- Là một hình thức nợ ngắn hạn. Phát sinh từ doanh thu tín dụng và được coi là một khoản phải thu của người bán và khoản phải trả của người mua. Thực chất nó là một nguồn tài trợ ngắn hạn không cho vay mượn. Là nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là do một nhà sản xuất cấp cho một hãng buôn, hãng phân phối hay bán lẻ. Hoặc do hãng bán buôn cấp cho người bán lẻ hoặc do nhà sản xuất hay hãng phân phối cấp cho một hãng tiêu dùng công nghiệp.
2. Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại
2.1. Ưu điểm
- Góp phần đẩy nhanh lưu thông hàng hóa và sản xuất;
- Tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp;
- Góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm giảm chi phí lưu thông xã hội.
2.2. Nhược điểm
- Về quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chế, chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà họ có.
- Về thời gian: ngắn thường là dưới 1 năm;
- Về điều kiện kinh doanh, chu kỳ sản xuất: Thời gian doanh nghiệp muốn bán chịu không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần mua chịu thì tín dụng thương mại cũng không xảy ra.
- Về phạm vi: bị hạn chế chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau, và phải quen biết và tin tưởng nhau.
- Về sự phù hợp: Được cấp dưới hình thức hàng hoá. Vì vậy doanh nghiệp bán chịu chỉ có thể cung cấp cho một số doanh nghiệp nhất định. Là những doanh nghiệp có nhu cầu đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh.
3. Các loại tín dụng thương mại
Có thể được phân chia thành 2 loại:
- Tín dụng tự do: Là tín dụng được chấp nhận trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu.
- Tín dụng có chi phí là tín dụng ngoài, tín dụng tự do với chi phí bằng đúng % chiết khấu cho phép.
Thông thường các nhà quản trị tài chính thường sử dụng lại tín dụng tự do, họ sẽ chỉ sử dụng loại tín dụng có chi phí khi phân tích chi phí vốn và chắc chắn rằng nó nhỏ hơn chi phí vốn có từ các nguồn khác.
4. Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại
Thương phiếu
Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nhận nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
Đặc điểm của thương phiếu với tín dụng thương mại
- Thương phiếu mang tính trừu tượng;
- Thương phiếu mang tính bắt buộc;
- Thương phiếu mang tính lưu thông.
Phân loại thương phiếu trong tín dụng thương mại
Dựa trên cơ sở người lập:
- Thương phiếu do người mua chịu lập ra gọi là lệnh phiếu;
- Thương phiếu do người bán chịu lập ra gọi là hối phiếu.
Dựa trên phương thức ký chuyển nhượng:
- Thương phiếu vô danh;
- Thương phiếu đích danh;
- Thương phiếu ký danh.
5. DragonLend – chuyên viên tư vấn tài chính cho mọi doanh nghiệp
DragonLend được thành lập bởi fram^ – một tập đoàn công nghệ Thụy Điển. Chúng tôi hứa sẽ mang đến cho bạn nguồn vốn phù hợp.
Đến với DragonLend bạn sẽ được:
- Tư vấn miễn phí và cung cấp các giải pháp vốn và thông tin về vốn
- Tìm kiếm, kết nối, đánh giá hồ sơ khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính
- Hỗ trợ thu thập tài liệu và chuẩn bị hồ sơ
- Theo sát toàn bộ quy trình vay vốn với khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần thiết
Để có quyết định vay hiệu quả và đúng đắn nhất, khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến khoản vay hoặc bạn có thể liên hệ Tại Đây được tư vấn miễn phí nhé!
>>> Xem thêm: Vay Ngắn Hạn Doanh Nghiệp Là Gì Và Những Điều Cần Biết