Chỉ số đánh giá hiệu quả thường được sử dụng để phân tích khả năng của một công ty trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, chẳng hạn như vốn và tài sản, để tạo ra thu nhập.
Bài viết sau sẽ chia sẻ 5 chỉ số đánh giá hiệu quả tiêu biểu.
1. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho đo lường khả năng của một công ty trong việc quản lý hàng tồn kho của mình một cách hiệu quả. Đồng thời cung cấp cái nhìn sâu sắc về doanh số bán hàng của một công ty. Chỉ số này cho biết số lần một công ty đã bán và thay thế hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định.
Đôi khi chỉ số vòng quay hàng tồn kho thấp lại là một điều tốt. Chẳng hạn như khi giá dự kiến sẽ tăng. Hàng tồn kho được dự đoán trước để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh. Hoặc khi dự đoán trước tình trạng thiếu hàng.
Chỉ số này cao (khoản 6 – 7 lần/năm) được cho là tốt. Điều này cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và không bị ứ đọng hàng tồn kho nhiều. Hoặc cũng có nghĩa là doanh thu cao và không đủ hàng tồn kho.
Tính toán vòng quay hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn. Về giá cả, sản xuất, tiếp thị và mua hàng tồn kho mới. Chỉ số này cũng cho biết hàng tồn kho đang được quản lý tốt như thế nào. Bao gồm cả việc mua quá nhiều hay không đủ hàng tồn kho.
2. Chỉ số thời gian chuyển đổi hàng tồn kho
Đây là một chỉ số đo lường mức độ nhanh chóng mà một doanh nghiệp sử dụng hết lượng hàng tồn kho trung bình. Nếu một doanh nghiệp đang hoạt động tốt, thì doanh nghiệp đó sẽ báo cáo chỉ số này thấp. Điều này cho thấy rằng công ty chỉ cần một thời gian ngắn để giải phóng hàng tồn kho.
Tốc độ mà một công ty có thể bán hàng tồn kho là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các nhà bán lẻ bán hàng tồn kho nhanh hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn. Một mặt hàng được giữ càng lâu, chi phí lưu giữ của nó sẽ càng cao. Và càng có ít lý do để người tiêu dùng quay lại cửa hàng mua các mặt hàng mới. Một ví dụ điển hình có thể thấy trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nhanh (như H&M và Zara).
3. Chỉ số vòng quay tổng tài sản
Chỉ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả mà một công ty sử dụng tài sản của mình để sản xuất bán hàng.
Ở công thức này:
- Doanh thu thuần là doanh thu được tạo ra sau khi trừ đi các khoản trả lại hàng bán, chiết khấu bán hàng và các khoản phụ cấp.
- Tổng tài sản bình quân là giá trị trung bình của tổng tài sản tại thời điểm cuối năm tài chính hiện tại hoặc năm tài chính trước đó. (Lưu ý: có thể sử dụng tài sản trung bình hoặc tài sản cuối kỳ)
Chỉ số vòng quay tài sản càng cao thì doanh thu từ tài sản của công ty càng hiệu quả. Ngược lại, nếu một công ty có tỷ số vòng quay tài sản thấp. Điều đó cho thấy công ty không sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh thu.
Lưu ý:
So sánh tỷ lệ giữa các ngành khác nhau rõ rệt không cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu quả hoạt động của một công ty. Nó chỉ thích hợp khi so sánh tỷ số vòng quay tài sản của các công ty hoạt động trong cùng một ngành.
Ví dụ, các mặt hàng bán lẻ và tiêu dùng có cơ sở tài sản tương đối nhỏ nhưng có khối lượng bán hàng cao. Do đó, chúng có tỷ lệ vòng quay tài sản bình quân cao nhất. Ngược lại, các công ty trong các lĩnh vực như bất động sản có cơ sở tài sản lớn và vòng quay tài sản thấp.
4. Chỉ số vòng quay khoản phải thu
Đây là một chỉ số đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc thu các khoản phải thu. Chỉ số này cho thấy một công ty sử dụng và quản lý tốt khoản tín dụng mà công ty dành cho khách hàng ra sao. Và khoản nợ ngắn hạn đó được thu hoặc thanh toán nhanh như thế nào.
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu cao. Nó có thể cho thấy rằng hoạt động thu các khoản phải thu của công ty là hiệu quả, công ty có tỷ lệ khách hàng chất lượng cao và có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của họ.
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu thấp. Nó có thể là do công ty có quy trình thu nợ kém, chính sách tín dụng không tốt. Hoặc khách hàng không đủ năng lực về tài chính hoặc tín dụng.
Một tỷ lệ cao cũng có thể cho thấy một công ty thận trọng khi mở rộng tín dụng cho khách hàng của mình. Chính sách tín dụng thận trọng có thể có lợi. Vì nó giúp công ty tránh mở rộng tín dụng cho những khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn.
Tuy nhiên chính sách tín dụng quá thận trọng có thể khiến khách hàng tiềm năng chạy tới đối thủ. Nếu một công ty mất khách hàng hoặc tăng trưởng chậm. Tốt hơn hết nên nới lỏng chính sách tín dụng để cải thiện doanh số bán hàng. Mặc dù điều đó có thể dẫn đến tỷ lệ vòng quay các khoản phải thu thấp hơn.
5. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền trung bình là khoảng thời gian cần thiết để một doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán mà khách hàng nợ về các khoản phải thu.
Giữ tiền mặt trong hoạt động kinh doanh là điều rất quan trọng. Do đó, thu thập các khoản phải thu chưa thanh toán càng nhanh càng tốt là điều cần thiết. Các công ty tính toán chỉ số này để đảm bảo rằng họ có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.
Giả sử công ty của bạn yêu cầu thanh toán hóa đơn trong vòng 30 ngày. Mức trung bình thấp hơn 30 có nghĩa là bạn thu thập tài khoản hiệu quả. Mức trung bình cao hơn 30 có thể là bạn đang gặp khó khăn trong việc thu các khoản phải thu. Nó cũng có thể cho thấy sự cố với dòng tiền.
Kỳ thu tiền bình quân thấp thường tốt hơn kỳ thu tiền bình quân cao hơn. Nó cho thấy doanh nghiệp thu các khoản thanh toán nhanh hơn. Tuy nhiên, nó có thể cho thấy các điều khoản tín dụng của công ty quá nghiêm ngặt. Khách hàng có thể tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ với các điều khoản thanh toán thoáng hơn.
Bài viết trên đã chia sẻ một vài chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp. DragonLend hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn.
>> Xem thêm: 3 Chỉ Số Thanh Khoản Đánh Giá Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp