Chỉ số ROE là gì? Đây là một chỉ số tài chính phổ biến mà các nhà đầu tư sử dụng để đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một công ty.
Bài viết sau sẽ giới thiệu rõ hơn về chỉ số ROE là gì!
1. Chỉ số ROE là gì?
ROE (Return On Equity) là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Như cái tên của nó, đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.
ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn.
2. Công thức tính chỉ số ROE
Ta có công thức ROE như sau:
- Lợi nhuận sau thuế là số thu nhập, chi phí ròng và thuế mà một công ty tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty. Đây là số tiền còn lại nếu một công ty quyết định thanh toán các khoản nợ của mình tại một thời điểm nhất định.
ROE được biểu thị bằng phần trăm. Nó có thể được tính cho bất kỳ công ty nào nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đều là số dương. Cách tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp hay nhất. Vì nó tránh sự không khớp giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán.
Công thức này đặc biệt có lợi khi so sánh các công ty trong cùng một ngành. Vì nó có xu hướng đưa ra các chỉ dẫn chính xác về công ty nào đang hoạt động với hiệu quả tài chính cao hơn. Điều đó có thể giúp đánh giá bất kỳ công ty nào có tài sản chủ yếu là hữu hình hơn là vô hình.
3. Chỉ số ROE bao nhiêu là “tốt”?
ROE được coi là tốt hay xấu có thể phụ thuộc vào ROE trung bình trong ngành của công ty. Một số ngành có xu hướng có ROE cao hơn những ngành khác (hoặc yêu cầu ít vốn tự có hơn để hoạt động). Do đó, so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất giữa các công ty trong cùng ngành. Và định nghĩa tỷ lệ “cao” hoặc “thấp” nên được đưa ra trong bối cảnh này.
Ví dụ. Vào năm 2020, ROE tiêu chuẩn cho các công ty trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 12,5%. Tuy nhiên, ROE của một công ty trong lĩnh vực bán lẻ là hơn 18%. Chỉ số ROE càng cao thì càng cho thấy công ty đó đang quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
Khi xem xét tính toán chỉ số ROE của một công ty, các chuyên gia thường không đánh giá theo một năm lẻ, mà tính trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Công ty có ROE trong 3 năm liên tiếp >20% thì được xem là có sức cạnh tranh tốt.
4. Những lưu ý khi chỉ số ROE cao
Lưu ý rằng đôi khi ROE cực kỳ cao là một điều tốt nếu thu nhập ròng cực kỳ lớn so với vốn chủ sở hữu bởi hoạt động của công ty rất mạnh. Tuy nhiên, ROE cực cao thường do tài khoản vốn chủ sở hữu nhỏ so với thu nhập ròng, điều này cho thấy rủi ro. Điều này có thể là do một trong các lý do sau:
a. Lợi nhuận không nhất quán
Vấn đề tiềm ẩn đầu tiên với ROE cao có thể là do lợi nhuận không nhất quán. Giả sử một công ty A đã không có lãi trong vài năm. Các khoản lỗ hàng năm được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán trong phần vốn chủ sở hữu dưới dạng “lỗ giữ lại”. Các khoản lỗ là một giá trị âm và làm giảm vốn cổ đông. Giả sử công ty A đã làm ăn thuận lợi trong năm gần đây nhất và có lãi trở lại. Mẫu số trong tính toán ROE hiện rất nhỏ do sau nhiều năm thua lỗ. Điều này làm cho ROE của nó cao một cách sai lầm.
b. Dư nợ
Vấn đề thứ hai có thể dẫn đến chỉ số ROE cao là dư nợ. Nếu một công ty vay nặng lãi, nó có thể tăng ROE vì vốn chủ sở hữu bằng tài sản trừ đi nợ. Công ty càng có nhiều nợ, vốn chủ sở hữu có thể giảm xuống.
c. Thu nhập ròng âm
Cuối cùng, thu nhập ròng âm và vốn chủ sở hữu âm có thể tạo ra ROE cao giả tạo. Vì vậy, nếu một công ty có lỗ ròng hoặc âm vốn chủ sở hữu thì không nên tính ROE.
Trong mọi trường hợp, mức ROE âm hoặc cực cao nên được coi là một dấu hiệu cảnh báo đáng để điều tra.
4. Lợi ích của việc tính toán ROE
Một số lợi thế chính của ROE là:
- Phác thảo rõ ràng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn chủ sở hữu.
- Nó giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.
5. Hạn chế của chỉ số ROE
Một số hạn chế chính của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là:
- Nó có thể gây hiểu lầm trong trường hợp các công ty mới có yêu cầu vốn cao trong những ngày đầu tiên dẫn đến ROE thấp hơn.
- ROE có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng các lưu ý kế toán khác nhau. Như tăng tuổi thọ dự án, giảm tỷ lệ khấu hao, v.v.
ROE có một vài hạn chế kể trên. Tuy nhiên, nó vẫn là một chỉ số thông dụng được các nhà đầu tư sử dụng để tính toán khả năng sinh lời của một công ty.
Bài viết trên đã giới thiệu về chỉ số ROE là gì cũng như những điều liên quan đến nó. DragonLend hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn.
>> Xem thêm: Chỉ Số ROI Là Gì? Công Thức Tính, Lợi Ích Và Hạn Chế Của ROI