Xây dựng thương hiệu (branding) đòi hỏi một khoản tiền không hề nhỏ. Nhưng một khi đã đầu tư, doanh nghiệp của bạn có thể gặt được lợi ích to lớn.
Bài viết này hướng mục tiêu đến các cá nhân. Chẳng hạn như chủ doanh nghiệp và những người ở vị trí quản lý. Những người không chắc chắn về việc họ có nên đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu hay không.
1. Xây dựng thương hiệu (branding) là gì?
Thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một chiến lược thương hiệu hiệu quả mang lại cho bạn lợi thế lớn trong thị trường cạnh tranh. Nhưng chính xác thì “thương hiệu” có nghĩa là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến một doanh nghiệp nhỏ như của bạn?
Nói một cách đơn giản, thương hiệu của bạn là lời hứa của bạn với khách hàng. Nó cho khách hàng biết những gì họ có thể mong đợi từ sản phẩm của bạn. Và nó phân biệt sản phẩm của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu của bạn bắt nguồn từ việc bạn là ai, bạn muốn trở thành ai và mọi người nhìn nhận bạn như thế nào.
Nền tảng của thương hiệu là logo. Trang web, bao bì và tài liệu quảng cáo – tất cả đều phải chứa đựng logo – truyền đạt thương hiệu của bạn.
Khi bạn nghĩ về việc xây dựng thương hiệu của mình, bạn sẽ nghĩ về toàn bộ trải nghiệm của khách hàng. Mọi thứ từ logo, trang web, trải nghiệm mạng xã hội, cách bạn trả lời điện thoại, đến cách khách hàng trải nghiệm với nhân viên của bạn.
2. Tại sao xây dựng thương hiệu lại quan trọng?
Nhiều doanh nghiệp nhỏ bỏ qua việc dành thời gian cần thiết để suy nghĩ về việc xây dựng thương hiệu. Cũng như suy nghĩ về tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh của họ. Dưới đây là một vài lý do tiêu biểu cho tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.
a. Xây dựng thương hiệu – Xây dựng cầu nối cảm xúc
Bạn có biết câu nói: “Con người mua theo cảm tính và biện minh bằng logic” không? Xây dựng thương hiệu là một cách để kết nối với người tiêu dùng của bạn, phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa và nuôi dưỡng khách hàng trung thành.
Bằng cách thiết lập cho doanh nghiệp mình một thương hiệu, bạn có thể kết nối sâu sắc với khách hàng, nhân viên và công chúng. Sự kết nối này là một quá trình diễn ra dần dần theo thời gian. Nó bắt đầu bằng cách tạo dựng danh tiếng tốt, cho phép khán giả biết đến bạn. Và cuối cùng là tìm ra những cách truyền đạt thông điệp ấn tượng.
b. Tạo ra sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ đằng sau thương hiệu
Quá nhiều loại sản phẩm trên thị trường sẽ dễ gây nhầm lẫn. Cách người tiêu dùng quản lý vấn đề này là nhìn vào thương hiệu mà họ biết và tin tưởng. Các thương hiệu uy tín và được biết đến rộng rãi được coi là ít rủi ro hơn khi mua hàng. Do đó, khách hàng tin rằng các sản phẩm từ các thương hiệu được tiếp thị rộng rãi sẽ hoạt động tốt hơn. Và thực tế phản ánh đúng điều đó. Vì vậy, bạn càng đánh giá cao tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu thì càng có ích về lâu dài.
c. Tăng doanh thu và thị phần
Thương hiệu rất quan trọng khi cố gắng tạo ra công việc kinh doanh trong tương lai. Một thương hiệu được xây dựng mạnh mẽ có thể làm tăng giá trị của một doanh nghiệp. Bằng cách mang lại cho công ty nhiều đòn bẩy hơn. Điều này khiến doanh nghiệp trở thành một cơ hội đầu tư hấp dẫn vì đã có vị trí vững chắc trên thị trường.
Từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng sức mạnh của mình để thâm nhập các thị trường địa lý mới. Hợp tác xây dựng thương hiệu và đạt được các cơ hội phân phối mới. Các công ty có thương hiệu được để ý và quan tâm nhiều hơn. Thương hiệu sẽ cho bạn đôi cánh để thử nghiệm với các lĩnh vực khác nhau của thị trường.
d. Tăng động lực cho nhân viên
Khi một nhân viên làm việc cho một công ty có thương hiệu mạnh. Họ sẽ hài lòng hơn với công việc của mình và có mức độ tự hào cao hơn về công việc mà họ làm. Một thương hiệu có uy tín và được công chúng đánh giá cao sẽ giúp việc làm cho công ty đó trở nên thú vị hơn.
Hơn thế, khi thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến, mọi người sẽ muốn làm việc cho bạn. Điều này mở ra cho công ty của bạn cơ hội có được những tài năng hàng đầu. Đồng thời cung cấp cho bạn những nhân viên có trình độ và kỹ năng tốt nhất. Khi bạn có những nhân viên tốt nhất, mức năng suất của công ty bạn cũng sẽ tăng lên.
e. Tăng khả năng sinh lời bằng cách đặt giá cả cao hơn
Đây là một trong những lý do quan trọng nhất cho tầm quan trọng của hoạt động xây dựng thương hiệu. Khách hàng có xu hướng sẵn sàng trả cao hơn cho sản phẩm của một thương hiệu nổi tiếng so với một mặt hàng tương tự của một thương hiệu không nổi tiếng.
Khi bạn là một công ty lớn và là khách hàng lớn nhất của các nhà cung cấp. Họ sẽ không bao giờ muốn mất bạn. Bạn có thể sử dụng sức mạnh này để đảm bảo rằng các sản phẩm chất lượng, luôn đúng hẹn và mặc cả chi phí sản xuất.
f. Tạo sự khác biệt với đối thủ
Trong thị trường đầy cạnh tranh ngày nay, điều quan trọng là phải đứng tách biệt khỏi đám đông. Với hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ, cùng hàng ngàn thương hiệu khác nhau. Đẩy mạnh thương hiệu chính là chìa khoá đưa doanh nghiệp của bạn chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Khi doanh nghiệp của bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của thương hiệu và có thể thực hiện tốt hoạt động xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp của bạn sẽ tạo ra được sự thay đổi lớn, đem lại hiệu quả vượt trội.
DragonLend hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Như đã nói từ đầu, xây dưng thương hiệu đòi hỏi nguồn chi phí lớn. Nếu bạn đang gặp rắc rối trong việc tìm kiếm nguồn vốn để phát triển, đừng ngần ngại liên hệ cho DragonLend!
>> Xem thêm: Trả Lương Cho Nhân Viên Bán Hàng Như Thế Nào Thì Hiệu Quả?