Nếu bạn đang băn khoăn về việc không có tài sản đảm bảo để tiến hành một khoản vay, vay tiền tín chấp chính là câu trả lời cho bạn.
Hình thức vay vốn này dựa vào uy tín của cá nhân/ doanh nghiệp về năng lực trả nợ, phục vụ cho mọi nhu cầu của bạn. Nhưng câu hỏi là: Liệu vay tiền tín chấp có phải là hình thức vay tối ưu nhất? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.
I. Vay tiền tín chấp là gì?
Vay tiền tín chấp không cần tài sản đảm bảo khi vay vốn ngân hàng, tuy nhiên, uy tín chính là điều kiện cần để ngân hàng quyết định là có cho bạn vay hay không. Uy tín sẽ được đánh giá dựa trên việc xác minh thu nhập hoặc xác minh thẻ tín dụng thông qua điểm tín dụng bao gồm 35% lịch sử thanh toán, 30% số nợ, 15% lịch sử, 10% tín dụng mới, 10% loại tín dụng được sử dụng, được quản lý bởi Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng CIC, thuộc Ngân hàng Nhà Nước.
Mỗi ngân hàng sẽ có những hạn mức duyệt vay riêng biệt. Nếu bạn hội đủ những điều kiện của ngân hàng nêu ra ở hồ sơ vay thì chắc chắn con số vay sẽ không dừng lại ở một, hai mà tới vài trăm triệu. Một khoản vay tiền tín chấp thường có thời hạn cho vay từ 12 đến 60 tháng với mức vay 10 đến 500 triệu.
Mỗi ngân hàng cũng có lãi suất tín chấp khác nhau tuỳ vào số tiền bạn vay mà cho ra con số lãi suất phù hợp.
II. Có nên vay tiền tín chấp?
1. Lợi ích “4 không”
- Không cần đề cập đến mục đích của bạn khi vay vốn. Các tổ chức tín dụng chỉ quan tâm tới khả năng thanh toán của bạn trong tương lai, họ không cần bạn tiết lộ bạn sẽ dùng số tiền đó vào việc gì, bất cứ hoạt động liên quan tới vay tiêu dùng cũng đều sẽ được chấp nhận.
- Không lo bị mất tài sản nếu không trả nợ đúng hạn, bởi ngay ở định nghĩa cũng đã nêu rõ, bạn không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào để có được khoản vay như ý muốn.
- Không mất thời gian. Bạn có thể được duyệt vay và nhận tiền thậm chí trong vài ngày bởi ngân hàng không cần trải qua khâu thẩm định giá trị tài sản và xác minh mục đích vay.
- Không giới hạn đối tượng và khoản vay nếu bạn có đủ điều kiện. Dù bạn có một số điểm tín dụng thấp, một số công ty tài chính vẫn sẽ xem xét. Bạn có thể vay tối đa lên đến 500 triệu, có nơi cho hạn mức lên tới 1 tỷ.
2. Hạn chế
- Mức lãi suất cao so với hình thức vay tiền thông thường. Đây chính là hạn chế lớn nhất khi vay tín chấp, nhưng có thể coi là hiển nhiên bởi ngân hàng cần hạn chế tối đa rủi ro cho khoản vay, cân bằng lại các chi phí thẩm định, xác minh đã mất do quá trình lược bỏ.
- Phí trả nợ trước hạn. Hãy sẵn sàng rằng bạn sẽ phải chịu 2 đến 5% số tiền vay nếu bạn trả nợ trước thời hạn
Bất cứ một hình thức vay cũng có những điểm cộng và điểm trừ nhất định. Quyết định là tuỳ thuộc vào nhu cầu và sự tính toán của bạn.
III. Các hình thức vay tiền tín chấp phổ biến hiện nay?
1.Vay tín chấp trả góp
Khi ngân hàng hoặc công ty tài chính đồng ý đáp ứng giải ngân số tiền bạn cần vay, bạn cần phải trả góp khoản tiền đó hàng tháng và trong một khoảng thời gian cam kết từ hai phía.
Hình thức này thường được áp dụng với những người có mục tiêu vay cụ thể và biết rõ mức cần vay.
2. Vay thấu chi tín chấp
Khi ngân hàng đồng ý và cho phép bạn chi vượt mức số tiền hiện đang có trên tài khoản thanh toán, với điều kiện bạn phải trả nợ đúng hạn. Tiền lãi được tính trên số tiền chi vượt.
Hình thức này thường được áp dụng với những người cần tiền gấp và không biết chính xác mức chi của mình.
IV. Điều kiện để vay tiền tín chấp?
1. Bạn cần phải là…
- Công dân Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 tới 60. Thông thường, ngân hàng sẽ yêu cầu một số những giấy tờ căn bản bao gồm:
- Chứng minh nhân dân bản gốc với hiệu lực 15 năm kể từ ngày cấp, căn cước công dân với hiệu lực được ghi trên mặt trước.
- Sổ hộ khẩu bản gốc hoặc sổ hộ khẩu bản sao y chứng thực trong 6 tháng.
- Với khách hàng có hộ khẩu khác với địa chỉ đang tạm trú sẽ được yêu cầu bổ sung thêm giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương hoặc sổ tạm trú theo đúng quy định.
2. Chứng minh thu nhập
Người vay vốn cần có thu nhập tài chính ổn định và có thể trả nợ sau khi vay. Một số yêu cầu phổ biến để chứng minh thu nhập:
- Hợp đồng lao động có thời hạn còn hiệu lực hoặc không thời hạn.
- Sao kê tài khoản lương qua ngân hàng thể hiện được thu nhập trong 3-6 tháng gần nhất.
- Một số thông tin về nơi đang làm việc như địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại công ty…
3. Lịch sử tín dụng hay còn gọi là điểm tín dụng
Bạn sẽ không có lịch sử tín dụng nếu chưa đi vay ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Khi bắt đầu vay, lịch sử tín dụng của bạn chính thức được mở và được cập nhật. Ngân hàng sẽ xem xét lịch sử tính dụng của bạn để xác định bạn có được vay hay không? Để đạt được lịch sử tín dụng tốt, bạn nên:
- Thanh toán các khoản vay thế chấp, trả góp và tín dụng cả gốc và lãi theo thông báo của Ngân hàng.
- Không trả chậm dù là 1 ngày hay 1 năm để tránh lãi phát sinh.
V. Một số lưu ý khi vay tiền tín chấp
1. Nắm rõ khả năng tài chính của bản thân
Bạn có thể chịu tình cảnh nợ nần và chịu phí phạt theo hợp đồng nếu số tiền phải trả vượt quá khả năng của bản thân.
2. Hiểu về cách tính lãi suất vay để có một hợp đồng như ý muốn
Hiện nay có hai loại lãi được áp dụng với việc vay tín chấp. Lãi cố định sẽ được tính dựa trên dư nợ gốc, số tiền phải trả định kỳ không đổi. Lãi giảm dần được tính trên dư nợ còn lại định kỳ, số tiền lãi giảm theo tháng, quý năm.
VI. DragonLend – huy động vốn từ việc vay tiền tín chấp qua các ngân hàng chỉ trong vài phút:
DragonLend được thành lập bởi fram^ – một tập đoàn công nghệ Thụy Điển. Chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần để phát triển, dựa trên hệ thống thông tin chúng tôi thu thập từ các ngân hàng và nền tảng công nghệ xử lý hồ sơ nhanh chóng.
Đến với DragonLend bạn sẽ được:
- Tư vấn miễn phí và cung cấp các giải pháp vốn và thông tin về vốn
- Tìm kiếm, kết nối, đánh giá hồ sơ khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính
- Hỗ trợ thu thập tài liệu và chuẩn bị hồ sơ
- Theo sát toàn bộ quy trình vay vốn với khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần thiết
Để có quyết định vay hiệu quả và đúng đắn nhất, khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến khoản vay hoặc bạn có thể liên hệ Tại Đây được tư vấn miễn phí nhé!
>>> Xem thêm: Vay vốn Ngân hàng ACB và những điều cần biết.