Vốn hóa thị trường là gì? Đây là khái niệm bạn cần biết nếu muốn bước vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
Vốn hóa thị trường (market cap) là một khái niệm tương đối đơn giản, nhưng thường dễ bị hiểu nhầm. Đó là khái niệm then chốt mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm vững. Nếu không có thể dẫn đến việc ra quyết định đầu tư tồi.
Cùng tìm hiểu vốn hóa thị trường qua bài viết sau!
1. Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) đề cập đến giá trị của một công ty được xác định bởi thị trường chứng khoán. Nó được định nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành trong công ty.
Công thức tính giá trị vốn hóa thị trường của một công ty:
Ví dụ: Một công ty có 10 triệu cổ phiếu được bán với giá 100USD/cổ phiếu. Công ty này sẽ có giá trị vốn hóa thị trường là 1 tỷ USD.
Các nhà đầu tư sử dụng con số này để xác định quy mô của công ty. Trái ngược với việc sử dụng số liệu về doanh số hoặc tổng tài sản. Trong một giao dịch mua lại, vốn hóa thị trường được sử dụng để xác định xem một công ty có giá trị tốt hay không đối với bên mua lại.
2. Định cỡ vốn hóa thị trường
Các công ty được sắp xếp theo giá trị vốn hóa thị trường của họ. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để đa dang họa danh mục đầu tư của mình. Có 3 mức vốn hóa thị trường chính:
a. Vốn hóa thị trường lớn (Large-cap):
Công ty có vốn hóa thị trường lớn là những công ty có mức vốn hóa thị trường từ 10 tỷ USD trở lên. Những công ty này thường nổi tiếng về sản xuất hàng hóa và dịch vụ chất lương cao. Họ có lịch sử trả cổ tức và tăng trưởng ổn định hoặc nhanh.
Những công ty large-cap là những người dẫn đầu trong các ngành và lĩnh vực lâu đời. Tên thương hiệu của họ có thể quen thuộc với người tiêu dùng tại nhiều quốc gia. Do đó, đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn có thể được coi là thận trọng hơn so với đầu tư vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc trung bình. Bởi nó có ít khả năng gây ra rủi ro để đổi lấy tiềm năng tăng trưởng tốt hơn.
- Những công ty có vốn hóa thị trường lớn trên thế giới đó là: Apple, Microsoft, Amazon, Google, Facebook,…
- Tại Việt Nam ta có các công ty vốn hóa thị trường lớn như: Vingroup, Vinamilk, Vietcombank, PNJ,..
Các cổ phiếu vốn hóa lớn có xu hướng tăng trưởng chậm và tương đối ổn định.
b. Vốn hóa thị trường trung bình (Mid-cap)
Đây là những công ty có mức vốn hóa thị trường nằm trong khoảng từ 2 tỷ USD đến 10 tỷ USD. Các công ty vốn hóa trung bình bao gồm các công ty trẻ đang phát triển nhanh, có vị thế vốn hóa nhỏ phát triển nhanh hơn. Hoặc là các công ty trưởng thành hoạt động ổn định và có lợi nhuận trên thị trường.
Những lợi ích khi đầu tư vào công ty vốn hóa trung bình:
- Các công ty vốn hóa trung bình không rủi ro như các công ty vốn hóa nhỏ. Có nghĩa là họ có xu hướng hoạt động tương đối tốt về mặt tài chính trong thời kỳ bất ổn kinh tế.
- Nhiều công ty vốn hóa tầm trung nổi tiếng, thường tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Và họ đã tồn tại đủ lâu để tạo ra một thị trường ngách trong thị trường mục tiêu của họ.
- Bởi vì chúng rủi ro hơn so với công ty vốn hóa lớn, chúng có thể có lợi nhuận cao hơn. Điều này có thể hấp dẫn hơn lợi nhuận của những danh mục đầu tư ít rủi ro hơn.
c. Vốn hóa thị trường nhỏ (Small-cap)
Công ty có vốn hóa nhỏ là các công ty đại chúng có vốn hóa thị trường từ 300 triệu đến 2 tỷ USD. Nói chung, đây là những công ty trẻ phục vụ các thị trường ngách hoặc các ngành công nghiệp mới nổi. Nhóm vốn hóa nhỏ được coi là hoạt động tích cực và rủi ro nhất trong 3 nhóm.
Nguồn lực tương đối hạn chế của các công ty nhỏ có thể khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh hoặc suy thoái kinh tế. Họ cũng có thể dễ bị tổn thương trước sự cạnh tranh gay gắt và tính không chắc chắn của các thị trường đang phát triển.
Mặt khác, các cổ phiếu của công ty vốn hóa nhỏ có thể mang lại tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho các nhà đầu tư dài hạn. Những người có thể chịu được những biến động giá cổ phiếu không ổn định trong ngắn hạn.
Lưu ý khi bạn muốn đầu tư vào công ty vốn hóa nhỏ:
- Có ít thông tin về các công ty vốn hóa nhỏ hơn so với các công ty lớn.
- Việc nghiên cứu những cổ phiếu vốn hóa nhỏ bạn muốn mua có thể tốn nhiều thời gian.
- Việc giới thiệu những cổ phiếu vốn hóa nhỏ có thể gây thêm rủi ro không lường trước cho danh mục đầu tư của bạn.
3. Những hiểu lầm về vốn hóa thị trường
Nhiều nhà đầu tư tư nhân nghĩ rằng vốn hóa thị trường là một giá trị cho biết liệu một công ty có thực sự giá trị hay không. Điều đó đơn giản là không đúng. Vốn hóa thị trường chỉ cho bạn biết một phần của câu chuyện.
Vốn hóa thị trường là sai lầm lớn mà mọi người và các nhà đầu tư mắc phải. Họ cho rằng bất cứ điều gì mà thị trường đang tính phí thì đó là giá trị của nó. Và họ cho rằng vốn hóa thị trường là giá trị của doanh nghiệp.
Vốn hóa thị trường phản ánh những gì chúng ta trả ngày hôm nay để sở hữu một phần của doanh nghiệp. Nhưng giá này không phải là giá trị thực của doanh nghiệp. Vốn hóa thị trường là một phép tính rất đơn giản, nhưng giá trị doanh nghiệp thì phức tạp hơn. Nó bao gồm tính toán giá trị vốn hóa thị trường, nợ ngắn hạn và dài hạn cũng như bất kỳ khoản tiền mặt nào trên bảng cân đối kế toán của công ty.
Bài viết trên đã giới thiệu khái quát vốn hóa thị trường là gì cũng như những điều liên quan. Đây là một giá trị quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải biết. DragonLend hy vọng bài viết đã làm rõ những thắc mắc của bạn về vốn hóa thị trường.
>> Xem thêm: Đầu Tư Tài Chính Là Gì? Tại Sao Chúng Ta Nên Đầu Tư Tài Chính?