“Báo cáo tài chính” là cụm từ quen thuộc đối với mỗi doanh nghiệp. Vào giữa hoặc cuối năm hoạt động, các doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của mình.

Nhưng liệu BCTC thật sự là gì, ý nghĩa cũng như những yêu cầu của báo cáo tài chính cần đạt được là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

I. Khái niệm về báo cáo tài chính 

BCTC là báo cáo tổng hợp tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. BCTC cũng là báo cáo phân tích tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.Theo cách hiểu khác, báo cáo kế toán tài chính chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm.

  • Với các công ty, tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC tổng hợp (BCTC hợp nhất). BTCT tổng hợp được nộp vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị trực thuộc.
  • Với các DN nhà nước và các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC giữa niên độ (là báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ.
  • Với tổng công ty Nhà nước và các DN nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc  còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp (BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện cách bắt buộc từ năm 2008).
  • Với các công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và báo cáo hợp nhất cuối niên độ kế toán và BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh bắt đầu từ năm 2008.

II. Thời hạn nộp báo cáo tài chính:

1. Doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

  • Chậm nhất 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Chậm nhất 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.

2. Các tổng công ty được quy định như sau:

  • Chậm nhất 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Chậm nhất 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

3. Các đơn vị kế toán trực thuộc được quy định như sau:

  • Nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

4. Các DN tư nhân, các công ty hợp danh được quy định như sau:

  • Chậm nhất là 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

5. Các DN khác còn lại được quy định như sau:

  • Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
báo cáo tài chính

Nguồn: Internet

III. Ý nghĩa của báo cáo tài chính

BCTC là bản báo cáo quan trọng nhất. Nó có ý nghĩa đối với công tác quản lý của doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cũng như các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp như nhà đầu tư, nhà có vay… Thể hiện rõ ràng nhất ở những vấn đề sau đây:

  • BCTC là báo cáo được trình bày tổng quát, phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
  • BCTC giúp đánh gia tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp qua việc cung cấp những thông tin tài chính. BCTC hỗ trợ cho việc giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • BCTC đóng góp lớn việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tang. Bên cạnh đó đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.
  • BCTC còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng như xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN. BCTC giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chính vì những điều vừa nêu trên mà báo cáo tài chính (BCTC) là đối tượng hàng đầu thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp.

IV. Bộ báo cáo tài chính gồm những gì? 

1. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, tại điều 100 có quy định về báo cáo tài chính:

  • BCTC năm gồm:
    • Bảng cân đối kế toán
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính
  • BCTC giữa niên độ bao gồm:
    • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc

2. Theo quyết định 48/QĐ-BTC, tại phần thứ ba, mục I điểm 3 có quy định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

  • Báo cáo bắt buộc:
    • Bảng cân đối kế toán
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính
    • Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập
    • Bản cân đối tài khoản
  • Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
  • Báo cáo tài chính quy định cho Hợp tác xã:
    • Bảng cân đối tài khoản
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính
báo cáo tài chính

Nguồn: Internet

V. Các thông tin cần kiểm tra trước khi lập BCTC: 

  • Kiểm tra biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
  • Lấy tất cả sổ phụ của những ngân hàng công ty mở tài khoản về đối chiếu tiền gửi ngân hàng.
  • Kiểm tra đối chiếu để hoàn tiền tạm ứng mà chưa sài hết.
  • Làm biên bản đối chiếu các khoản phải thu, phải trả.
  • Kiểm tra hàng nhập và xuất đã đúng chưa, không để xuất hiện số lượng hàng tồn kho hiện có.
  • Kiểm tra việc phân bổ chi phí, tính khấu hao hay chưa, khấu hao nào hợp lý hay bất hợp lý.
  • Kiểm tra đã hoạch lương chưa? Đã trích các khoản theo lương chưa? Đã khớp với thông báo của cơ quan BHXH hay chưa?
  • Đối chiếu nghiệp vụ ghi nhận doanh thu và nghiệp vụ ghi nhận giá vốn để làm rõ giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ, căn cứ để tính giá thành sản phẩm dịch vụ là gì? Có vượt định mức cho phép không?
  • Kiểm tra chi phí nào hợp lý, chi phí nào không hợp lý.

VI. DragonLend – CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN LUÔN SẴN SÀNG BÊN BẠN

Mục tiêu của DragonLend là hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần. Dựa trên hệ thống thông tin, chúng tôi thu thập từ các ngân hàng và nền tảng công nghệ xử lý hồ sơ nhanh chóng.

Khi đến với DragonLend bạn sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí và cung cấp các giải pháp vốn và thông tin về vốn.
  • Tìm kiếm, kết nối, đánh giá hồ sơ khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu và chuẩn bị hồ sơ.
  • Theo sát toàn bộ quy trình vay vốn với khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần thiết.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc vay vốn, ngần ngại gì mà không liên lạc ngay với chúng tôi.

>>> Xem thêm: Hồ Sơ Vay Vốn Cho Cá Nhân Và Doanh Nghiệp